Nước giếng khoan hiện đang được nhiều người dân ở các vùng nông thôn sử dụng. Trong cả việc ăn uống và sinh hoạt thường ngày. Vì lượng nước dồi dào, đặc biệt là không phải trả tiền hàng tháng. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa nhận thức được rằng, trong nước giếng khoan (nước ngầm) có chứa một hàm lượng chất độc tố như Asen, thủy ngân, chì, sắt,... và các vi sinh vật gây hại cho sức khỏe con người.
Nước giếng chưa qua xử lý có thể gây hại cho cơ thể
Trong nước giếng khoan, giếng khơi có chứa các thành phần độc hại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dùng. Như sắt, các kim loại nặng khác nhau và đặc biệt có chứa hàm lượng Asen (thạch tín) vượt quá mức cho phép. Các thành phần không mong muốn này là nguyên nhân chính dẫn đến 80% các bệnh nguy hiểm. Thông qua đường nước ăn, uống sinh hoạt sau thời gian dài sử dụng.Tùy theo từng vùng miền mà nguồn nước giếng khoan, giếng khơi có nhiễm những tạp chất khác nhau. Theo đó, việc tự làm hệ thống lọc nước giếng khoan là điều hết sức cần thiết.
Hướng dẫn cách làm bể lọc nước giếng này nhằm lọc nước nhiễm sắt (nhiễm phèn), khử Mangan, xử lý Asen (thạch tín) rất đơn giản và hiệu quả, giúp mọi người tiết kiệm chi phí, trong khi chưa có thiết bị chuẩn hơn.
>>> Tham khảo thêm: Tác hại của ô nhiễm nguồn nước tới sức khỏe con người
Nước giếng khoan bị nhiễm bẩn
Cách tự làm hệ thống lọc nước giếng khoan tại nhà đơn giản mà hiệu quả
Dụng cụ cần thiết
- Bế lọc nước: có thể dùng bể xây (80cm x 80cm x 1m). Hoặc các bể nhựa, thùng nhựa, thùng inox có thể tích từ 200 (lít) trở lên. Đối với bể lọc, kích thước quan trọng nhất là độ cao phải được từ 1m trở lên.- Giàn phun mưa: được đặt trên cùng. Ngoài ra, có thể dùng bộ trộn khí để oxy hóa nguồn nước.
- Ống lọc nhựa: dưới đáy bể phải có ống lọc nhựa PVC Ф48 hoặc lưới inox nhỏ, để làm ống thu nước. Để ngăn không cho vật liệu lọc chảy ra ngoài theo nước.
Sơ đồ dưới đây mô tả trật tự các lớp vật liệu để tạo nên hệ thống máy lọc nước giếng :
Hệ thống lọc nước giếng khoan đơn giản
Các lớp vật liệu của máy lọc nước giếng khoan (từ dưới lên trên)
1. Sỏi nhỏ: kích thước 0,5-1 cm (đổ lớp dưới đáy bể 10cm) không nên đổ nhiều vì sỏi chỉ có tác dụng làm thoáng,chống tắc ống lọc.
2. Cát vàng hoặc cát thạch anh: chuyên dùng cho bể lọc nước (Độ dày 25-30 cm).
3: Cát Mangan: chuyên dùng xử lý nước nhiễm Mangan, có tác dụng hấp thụ hết Mangan.
4. Vật liệu than hoạt tính: Than hoạt tính giúp khử độc, màu, mùi và các tạp chất hữu cơ trong nước (độ dày 10cm)
5. Vật liệu lọc FILOX: dùng để xử lý sắt, Mangan, Asen (thạch tín) đây là lớp vật liệu rất quan trọng trong bể lọc (độ dày 10cm).
6. Cát vàng (hạt to) hoặc cát thạch anh: chuyên dùng cho bể lọc nước (để trên cùng độ dày 10-15 cm).
Chú ý:
- Phải đảm bảo độ dày tổng các lớp vật liệu từ 50cm trở lên.
- Kỹ thuật lắp đường xả sẽ quyết định chất lượng, và độ bền của vật liệu lọc.
- Tổng tỉ trọng cát sỏi: 1300 kg/m3; tỉ trọng than hoạt tính 650-700 kg/m3; tỉ trọng vật liệu FILOX: 1500 kg/m3.
- Tùy theo điều kiện thực tế ở từng gia đình, có thể xây dựng bể lớn, nhỏ khác nhau. Dựa vào thể tích của bể và chiều cao lớp vật liệu các bạn có thể tự tính được khối lượng vật liệu lọc đổ vào bể.Chỉ cần lắp đặt đúng theo chỉ dẫn là bạn đã có được một nguồn nước sinh hoạt đạt tiêu chuẩn chất lượng cho phép.
Nước sạch sau khi được lọc
Nước sạch trong sinh hoạt là một trong những yếu tố rất quan trọng bởi nó gắn liền với những nhu cầu không thể thiếu của con người. Ngoài vấn đề ăn thức săn sạch và đảm bảo chất lượng thì việc uống nước sạch hàng ngày chính là điều kiện tiên quyết cho sức khỏe của các gia đình. Với hệ thống lọc trên đây cho phép bạn xử lý nguồn nước bị ô nhiễm gấp 30 lần tiêu chuẩn cho phép (hiệu quả xử lý sắt 95-98%, xử lý Asen 95-99%, xử lý Mangan 92 – 95%…). Đảm bảo nguồn nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh ăn uống.
Nguồn: www.aqualife.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét