Daiichi Việt Nam tuyển dụng lái xe tải 2017

Daiichi thương hiệu điện tử, điện lạnh và điện gia dụng hàng đầu việt nam đang có nhu cầu tuyển dụng đội ngũ lái xe tải với nhiều chế độ hấp dẫn, môi trường làm việc thân thiện...

Máy lọc nước Daiichi thế hệ mới nhất

Với việc sử dụng công nghệ nano diệt khuẩn, máy lọc nước daiichi đã và đang được nhiều người sử dụng ưa chuộng.

Nồi nướng thủy tinh halogen Daiichi

Với việc sử dụng công nghệ nấu ăn hoàn toàn mới Nồi nướng daiichi đã và đang được nhiều người sử dụng ưa chuộng.

Tuyển dụng lái xe tải công ty TNHH Daiichi Việt Nam

Daiichi thương hiệu điện tử, điện lạnh và điện gia dụng hàng đầu việt nam đang có nhu cầu tuyển dụng đội ngũ lái xe tải với nhiều chế độ hấp dẫn, môi trường làm việc thân thiện...

Pages

Hiển thị các bài đăng có nhãn bà bầu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bà bầu. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2019

Folate - Axit folic cho bà bầu và toàn bộ thông tin bạn cần biết

Folate hay axit folic cho bà bầu - vitamin không thể thiếu cho bà bầu. Cụ thể axit folic là gì, tại sao cần và khi nào cần, đâu là thực phẩm nhiều axit folic? Những biểu hiện của người thiếu axit folic là gì?

Axit folic là gì?

Axit folic hay còn được gọi là folate là một dạng vitamin B9. Khi nguồn cung cấp đến từ nguồn thực phẩm, người ta gọi nó là folate. Khi nó được bổ sung dưới dạng như một sản phẩm bổ sung tăng cường, được gọi là axit folic. Đây là chất thiết yếu trong thai kỳ vì nó giúp ngăn ngừa một số dị tật bẩm sinh.
Axit folic hay còn được gọi là folate là một dạng vitamin B9.  Axit folic hay còn được gọi là folate là một dạng vitamin B9.
Thiếu folate gây ra một dạng thiếu máu. Không những cần axit folic cho bà bầu, cơ thể tất cả chúng ta đều cần folate (axit folic) để sản xuất các tế bào hồng cầu bình thường. Đảm bảo mọi hoạt động của ADN như: sự phát triển, sản xuất, sửa chữa.

Tại sao axit folic cho bà bầu cần cả trước và trong khi mang thai?

Theo nghiên cứu đăng trên ncbi: Axit folic giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh (NTD). Ống thần kinh là một phần của phôi, phôi hình thành nên não và cột sống. Khi bà bầu được cung cấp đầy đủ axit folic, đứa trẻ sinh ra sẽ tránh được các bệnh ảnh hưởng đến tủy sống như (nứt đốt sống) và bệnh não.
Các khuyết tật ống thần kinh xảy ra trong những tuần đầu của thai kỳ - trước khi người phụ nữ biết mình đang mang thai. Đó là lý do bạn cần bổ sung folate ngay trước khi bạn mang thai (chuẩn bị mang thai).
Theo trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), NTD ảnh hưởng đến khoảng 3000 ca mang thai mỗi năm trên toàn đất nước. Thống kê tại Việt Nam là chưa có. Nhưng lời khuyên là bạn cần bổ sung axit folic ít nhất một tháng trước khi thụ thai và trong ba tháng đầu của thai kỳ để có thể giảm 70% nguy cơ dị tật ống thần kinh ở bé.
Bên cạnh đó axit folic còn cần thiết cho sự phát triển của tế bào nhau thai giúp em bé phát triển khỏe mạnh. Một số nghiên cứu còn chỉ ra axit folic giúp giảm nguy cơ dị tật sứt môi, hở hàm ếch và một số loại dị tật ở tim.
Theo CDC bà bầu cần được cung cấp 400 mcg axit folic mỗi ngày
Theo CDC bà bầu cần được cung cấp 400 mcg axit folic mỗi ngày

Các dấu hiệu bà bầu thiếu axit folic?

Các dấu hiệu thiếu axit folic có thể trùng với một vài triệu chứng của vấn đề khác ở cơ thể. Nhưng trong thời kỳ mang thai mà bạn đang có dấu hiệu này bạn cần chú ý đi khám:
  • Cáu gắt
  • Thiếu máu
  • Mệt mỏi
  • Đau lưỡi
  • Bệnh tiêu chảy
  • Giảm cân
  • Cơ thể bị yếu
  • Nhức đầu
  • Đánh trống ngực
  • Khó thở

Axit folic cho bà bầu bao nhiêu là đủ?

Ngoài việc ăn thực phẩm giàu folate, theo chuyên gia tất cả các phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên uống 400mcg axit folic mỗi ngày. Thời gian bạn nên bắt đầu bổ sung thêm đó là ít nhất một tháng trước thời điểm bạn muốn thụ thai.
Lượng 400 mcg là lượng CDC khuyến nghị. Ngoài ra trên bộ y tế Việt Nam đưa ra các thông số như sau: Nhu cầu acid folic ở người lớn là 180- 200mcg. Đối với phụ nữ mang thai liều cao hơn: 360 - 400mcg (giúp trẻ sinh ra không bị dị tật ở ống thần kinh như tật nứt đốt sống). Phụ nữ nuôi con bú cần liều lượng acid folic ít hơn: trong 6 tháng đầu 280mcg và 6 tháng kế tiếp là 260mcg.
Con số khuyến nghĩ được đưa trên ngưỡng trung bình. Để biết chính xác cơ thể bạn cần bao nhiêu bạn cần hỏi bác sĩ chuyên khoa. Nên nhớ dùng nhiều vitamin tổng hợp mỗi ngày thường không tốt.

Bà bầu có nên bổ sung các sản phẩm chứa axit folic ngoài thực phẩm?

Câu trả lời là có. Thật khó để đảm bảo bạn được cung cấp đủ folate từ thực phẩm. Trong trường hợp sinh đẻ ở nước ta cũng thường không theo dự định nếu có thể thì bạn nên uống bổ sung acid folic mỗi ngày.

Khi nào cần thêm axit folic?

Lượng acid folic cho bà bầu cần thiết ở mỗi người là khác nhau. Nhưng trong những trường hợp sau nhất thiết bạn phải bổ sung thêm acid folic:
  • Nếu trước đó, một em bé của bạn bị NTD do thiếu acid folic. Việc này sẽ làm giảm 70% nguy cơ. Theo CDC, bạn nên dùng 4.000 mcg axit folic mỗi ngày, bắt đầu ba tháng trước khi mang thai và trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ. (Sau đó, bạn có thể dùng 400 mcg mỗi ngày trong suốt thời gian còn lại của thai kỳ.)
  • Bạn mang thai đôi: Đây là điều chắc chắn, 2 bé sẽ cần nhiều axit folic hơn một bé.
  • Bạn đang mắc bệnh về tiểu đường hoặc đang dùng một số loại thuốc liên quan đến thần kinh. Điều này làm tăng nguy cơ sinh con bị NTD, việc bổ sung axit folic là cần thiết.
  • Nếu cơ thể bạn có bất thường về gen: Vì những đột biến có thể khó khăn trong việc xử lý folate và axit folic tăng nguy cơ bị NTD.
Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng giai đoạn
Trong các trường hợp này bổ sung thêm axit folic là cần thiết. Nhưng bạn cần đến gặp bác sĩ để xác định lượng bổ sung phù hợp là bao nhiêu.

Axit folic có gây ra tác dụng phụ không?

Hầu hết mọi người không có bất kỳ tác dụng phụ nào khi dùng axit folic dưới 1000 mcg mỗi ngày. Với việc tiêu thụ nhiều folate trong chế độ ăn hàng ngày thì không có ảnh hưởng đến cơ thể. Tuy nhiên, bệnh nhân ung thư cần hạn chế do axit folic giúp tăng khả năng phân chia tế bào.
Tuy nhiên, dùng liều cao trong thời gian dài có thể gây ra các triệu chứng như:
  • Chuột rút bụng
  • Bệnh tiêu chảy
  • Buồn nôn
  • Đầy hơi
  • Các vấn đề liên quan đến giấc ngủ
  • Cáu gắt
  • Rối loạn tinh thần
Trong một số ít các trường hợp, axit folic có thể gây ra dị ứng. Như: bị phát ban, ngứa, đỏ, hoặc khó thở. Khi đó bạn cần ngưng bổ sung axit folic đến các cơ sở uy tín, bác sĩ khám và cho lời khuyên.
[caption id="attachment_4582" align="aligncenter" width="650"]Thực phẩm giàu axit folic cho bà bầu Thực phẩm giàu axit folic cho bà bầu

Những thực phẩm giàu axit folic cho bà bầu?

  • Rau lá có màu xanh đậm.

  • Các loại hạt hạt

Các loại như: hạt hướng dương, hạt hạnh nhân, óc chó, macca, đậu phộng bên cạnh lượng Omega 3 dồi dào, còn chứa một lượng folate cực lớn. Cụ thể:
Hạt hướng dương: ¼ chén = 82 mcg folate ( 21% nhu cầu mỗi ngày)
Hạt hạnh nhân: 1 chén = 46 mcg
Đậu phộng: ¼ chén = 88 mcg folate ( 22 %)
  • Bông cải xanh: Một chén bông cải xanh có chứa 24% nhu cầu folate mỗi ngày.

  • Trái cây họ cam quýt

Đu đủ: 1 quả đu đủ = 115 mcg Folate ( 29% mức tiêu thụ cần mỗi ngày)
Cam: 1 trái cam = 40 mcg Folate ( 10% mức tiêu thụ cần mỗi ngày)
Bưởi: 1 trái bưởi = 30 mcg Folate ( 8%)
Dâu tây: 1 chén = 25 mcg Folate.
  • Măng tây

1 chén măng tây luộc cung cấp 252 mcg axit folic tương đương 65% nhu cầu axit foic hàng ngày.
Măng tây là loại thực phẩm giàu axit folic
Măng tây là loại thực phẩm giàu axit folic
  • Các loại đậu

Đậu lăng: 1 cup = 358 mcg folate ( 90% khẩu phần mỗi ngày)
Đậu đen: 1 cup = 256 mcg folate
Đậu xanh: 1 cup = 101 mcg folate
  • Bơ: mỗi cốc bơ có chứa 90mcg folate

  • Đậu bắp: một chén đậu bắp chứa 37 mcg axit folic.

  • Súp lơ: một chén có khoảng 55 mcg folate

  • Lòng đỏ trứng:

Dinh dưỡng từ trứng chắc khỏi cần phải bàn. Không phải ngẫu nhiên mà bà bầu được khuyên ăn nhiều trứng hơn trong các bữa ăn hàng ngày.
Tuy nhiên cũng khá khó để đảm bảo, hấp thụ hoàn toàn lượng folate trong thực phẩm. Hàm lượng chất dinh dưỡng có thể bị mất trong quá trình bảo quản và chế biến thức ăn. Lời khuyên vẫn là hãy gặp và nhận lời khuyên từ các bác sĩ uy tín.
Tùy từng mức độ thiếu axit folic mà cơ thể bạn sẽ có các biểu hiện nặng nhẹ khác nhau. Lời khuyên của chúng tôi là bạn vẫn nên gặp bác sĩ để hỏi về lượng cung cấp axit folic. Tránh trường hợp lượng axit folic cho bà bầu không đủ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Xem thêm: Đau đầu khi mang thai nguyên nhân là gì? Cách chữa như thế nào?

Nguồn: Suckhoedothi

Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2019

Thức ăn tốt cho bà bầu bổ sung sắt tốt nhất

Sắt cần thiết cho cả mẹ và bé trong suốt thời gian mang thai. Thiếu sắt em bé có thể bị sinh non, thiếu cân, mẹ bầu thường xuyên hoa mắt chóng mặt. Vậy đâu là thức ăn tốt cho bà bầu? Bà bầu có nên bổ sung thêm sắt từ ngoài thực phẩm?

Tại sao cần bổ sung sắt khi mang bầu?

Sắt là nguyên tố vi lượng tổng hợp nên hemoglobin. Chất này có nhiệm vụ vận chuyển oxi đi khắp cơ thể. Khi mang thai, bé được nuôi dưỡng nhờ máu và lượng oxi nhận được từ cơ thể mẹ. Để đảm bảo cả mẹ và bé phát triển tốt bà bầu cần được cung cấp sắt nhiều hơn.

Cụ thể: 

Với em bé: bé dễ bị suy dinh dưỡng, dẫn đến sinh non, nhẹ cân. Thiếu máu ngay trong bụng mẹ ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và trí não, tác động đến IQ của trẻ sau này.
Với mẹ bầu: mẹ bầu thiếu máu thường có biểu hiện hoa mắt chóng mặt, khó thở. Nguy cơ sảy thai, rong huyết sau sinh cao. Nguy hiểm hơn thiếu máu thiếu sắt sẽ làm gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh lý nhiễm trùng và tỉ lệ tử vong cho cả mẹ và bé.
Theo SKĐS, mẹ bầu nên bổ sung ít nhất 27 mg chất sắt mỗi ngày, không vượt quá 45 mg trong suốt thời gian mang thai.
Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng giai đoạn

Thức ăn giàu sắt cho bà bầu.

Thực phẩm giàu sắt cho bà bầu Thực phẩm giàu sắt cho bà bầu
Sắt ở thực phẩm được chia là 2 dạng: heme và nonheme. Heme được tìm thấy trong các sản phẩm từ động vật. Và nonheme được tìm thấy trong các sản phẩm đến từ thực vật. Thực tế, cơ thể chúng ta hấp thụ sắt tốt hơn ở dạng heme. Nhưng nếu ăn chay, bạn vẫn có thể nhận được đủ lượng sắt cần thiết với những thức ăn tốt cho bà bầu bổ sung.

Thức ăn giàu sắt Heme

  • Gan
  • Hàu, sò và trai
  • Các loại thịt đỏ như: thịt bò và thịt cừu
  • Cá mòi đóng hộp
  • Gà và gà tây
  • Thịt lợn và giăm bông
  • Thịt bê

Thức ăn giàu sắt Nonheme

Top thực vật giàu sắt cho bà bầu
  • Các loại ngũ cốc dạng hạt: gạo, bột mỳ, ngũ cốc,...
  • Đậu nấu chín và đậu lăng
  • Đâụ hũ
  • Bí ngô, bí xanh
  • Các loại hạt: hạt dưa, hạt bí, hướng dương
  • Đậu xanh, đậu nành, đậu đen, đậu lăng,
  • Quả mơ
  • Khoai tây
  • Rau có màu xanh đậm: bông cải xanh
  • Đậu Hà Lan

Kết hợp cùng thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C giúp cơ thế hấp thụ sắt tốt hơn Vitamin C giúp cơ thế hấp thụ sắt tốt hơn
Để hấp thụ lượng sắt tối đa bạn nên kết hợp ăn cùng thực phẩm chứa hàm lượng vitamin C cao:
  • Những loại quả có múi: cam, chanh, bưởi
  • Bông cải xanh
  • Rau xanh lá
  • Dưa
  • Quả kiwi
  • Ớt
  • Dâu tây
  • Cà chua

Dấu hiệu của người thiếu sắt

Thiếu sắt là thiếu máu. Từ đó làm cho số lượng hồng cầu giảm, thường dẫn đến mệt mỏi, trí nhớ kém, chóng mặt da nhợt nhạt hoặc khó thở.
Dấu hiệu của người thiếu sắt: "thèm ăn những thứ không phải thực phẩm". Như đất sét, vữa tường,... Tình trạng hay diễn ra ở trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Hiện tượng móng tay giòn, dễ gãy, lõm hình thìa (loạn dưỡng móng chân, tay);  môi khô và nứt ở góc môi (gây đau và khó khăn trong ăn uống, nói, cười… ). Hội chứng chân không yên (chân bồn chồn, có cảm giác ngứa ran hoặc cảm giác như có côn trùng bò bên trong chân gây khó chịu mà không rõ nguyên nhân); sưng lưỡi (gây khó khăn trong việc nhai, nuốt hoặc nói)… Cũng đều là dấu hiệu của người thiếu máu do thiếu sắt. Thiếu máu do thiếu chất sắt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và giới tình. Nhưng thiếu sắt ở bà bầu sẽ làm tăng nguy thai phụ tử vong, em bé sinh ra có nguy cơ mắc bệnh cao, yếu ớt, chân tay chậm phát triển.
[Thiếu sắt khiến cơ thể bị mệt mỏi Thiếu sắt khiến cơ thể bị mệt mỏi

Có cần bổ sung sắt ngoài thức ăn cho bà bầu không?

Phụ nữ có thai nên được bổ sung sắt. Khi bổ sung cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, Không nên tự ý dùng, tránh trường hợp quá liều. Bổ sung sắt qua thực phẩm vẫn là cách tốt nhât.

Khi được bác sĩ kê đơn thuốc cần lưu ý:

Thời điểm và cách uống: nên uống vào lúc đói (trước khi ăn một giờ, hoặc sau khi ăn) lúc này sắt được hấp thụ tốt hơn. Khi sử dụng thuốc bổ sung sắt không nên ăn thực phẩm chứa nhiều canxi, vì canxi sẽ làm ảnh hưởng tới sự hấp thu sắt.

Thừa sắt ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Thừa sắt cũng gây ra các hệ lụy xấu cho sức khỏe: mệt mỏi, căng thẳng, tiêu chảy, chóng mặt buồn nôn,... Thậm chí có thể xảy ra các vấn đề nghiêm trọng như tổn thương gan, gây ra các vấn đề về tim mạch, tiểu đường, viêm khớp, ung thư. Nồng độ sắt cao còn ức chế việc hấp thu các chất khác như canxi kém, magie,... dẫn tới thiếu hụt các chất này.
Axit folic rất cần thiết trong 3 tháng đầu thai kỳ. Còn sắt là nguyên tố vi lượng cần được bổ sung trong suốt thai kỳ. Nguồn bổ sung sắt tốt nhất là từ thực phẩm. Hi vọng bài viết sẽ giúp bạn, người thân trong gia đình bạn có kỳ mang thai hoàn hảo.
Xem thêm: Axit folic cho bà bầu và toàn bộ thông tin cần biết
 Nguồn: Sức khỏe đô thị