Nước ta có đến hơn 40% các hộ dân vẫn còn sử dụng nước giếng khoan làm nguồn nước sinh hoạt chính. Trong khi đó, nguồn nước ngầm hiện nay đang bị xâm hại nặng nề. Bởi các hoạt động khai thác, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp của con người. Do đó, nước giếng khoan cũng không còn được sạch và đảm bảo an toàn nữa. Vậy có những phương pháp nào xử lý nước giếng khoan bị ô nhiễm?
Những dấu hiệu cho thấy nước giếng khoan bị ô nhiễm
Nước giếng khoan nhiễm sắt (phèn)
Tình trạng nguồn nước nhiễm phèn rõ nhất khi có những biểu hiện: Nước có màu vàng, nâu đỏ, mùi tanh. Khi dùng để sinh hoạt thường khiến da bị khô, sử dụng giặt quần áo thì sẽ bị ố vàng nhanh chóng. Đồng thời, các ống dẫn nước bằng inox bị hoen gỉ. Nguy hiểm hơn, nếu sử dụng để ăn uống, các thực phẩm tiêu thụ sẽ bị biến chất, thay đổi màu sắc, mùi vị. Làm giảm hiệu quả trong khi tiêu thụ và tiếu hóa thực phẩm,…
Nước nhiễm Mangan
Theo Bộ tài nguyên và môi trường cho biết thì khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ, thủ đô Hà Nội hiện là những vùng có tỉ lệ nước giếng khoan bị nhiễm chì và mangan nặng nhất.
Dấu hiệu khi nguồn nước bị nhiễm mangan: Nước có mùi tanh, bên trong thành bể chứa có váng, nhớt màu đen, trên các thiết bị dẫn có cặn ố bẩn, khi giặt quần áo thì có những vết ố bẩn màu nâu, đen,…
Nếu hàm lượng Mangan có trong nước cao (từ 1-5mg/lít) sẽ gây ra những ảnh hưởng tác động đến một số cơ quan nội tạng của cơ thể. Đặc biệt, nó liên quan mật thiết đến hệ thần kinh. Gây ra các độc tố hình thành hội chứng ngộ độc mangan. Còn được gọi là Manganism, với các triệu chứng gần như tương tự bệnh Parkinson.
Nước nhiễm canxi, magie
Những khu vực như Hà Giang, Tuyên Quang, Long Biên (Hà Nội)… là những khu vực có nguồn nước giếng khoan bị nhiễm canxi, magie rất nặng.
Nước giếng khoan khi bị nhiễm canxi và magie (được gọi là nước cứng) nhìn có vẻ rất trong. Nhưng khi đun sôi sẽ xuất hiện nhiều cặn nhỏ màu trắng đọng lại dưới ấm nước, thường được gọi là cặn vôi. Những cặn vôi này khi tích tụ lâu sẽ gây hỏng các ống dẫn nước, các thiết bị nóng lạnh, hỏng màng lọc các máy lọc nước, tắc đường ống,… Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hỏng hóc máy móc. Nguy hiểm hơn, nó gây ra những căn bệnh nghiêm trọng cho cơ thể như: Bệnh sỏi thận, tắc động mạch,…
Nước giếng khoan nhiễm mặn
Nước ta có khoảng 1 triệu ha đất nhiễm mặn. Chiếm tới khoảng 3% diện tích tự nhiên cả nước. Các vùng nhiễm mặn chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long. Có hơn 700 ngàn ha đất mặn và nhiễm mặn. Các địa bàn bị mặn xâm nhập vào sâu trong nội đồng từ 30 – 40km. Ngoài ra, ở các tỉnh duyên hải miền Trung như Quảng Bình, Hà Tĩnh, Ninh Thuận… diện tích đất nhiễm mặn cũng lên đến vài chục ngàn ha. Khi đất bị nhiễm mặn thì nước ngầm không tránh khỏi việc bị nhiễm mặn.
Việc thường xuyên sử dụng nguồn nước nhiễm mặn, dẫn tới hậu quả cực kỳ nghiêm trọng. Đặc biệt các thiết bị, đồ dùng trong nhà sẽ bị ăn mòn, rỉ sét. Trong các nghành công nghiệp sử dụng nồi hơi nước nhiễm mặn có thể phá hủy, gây nổ lò hơi. Nước nhiễm mặn còn xâm hại mùa màng làm cho đất đai cằn cỗi, không trồng trọt được. Nếu sử dụng thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khoẻ.
Nước giếng khoan nhiễm nhiều sắt, Mangan, Asen, các kim loại nặng,…
Một số phương pháp xử lý nước giếng khoan hiệu quả
Xử lý nước giếng khoan bằng phèn chua
Phèn chua được coi là phương pháp xử lý nước sinh hoạt truyền thống để làm sạch nước. Bạn chỉ cần thả một lượng phèn chua vừa đủ vào trong bể hay dụng cụ chứa nước và khuấy đều. Sau khi khuấy, phèn chua tan ra, tạo ra một lớp màng rất mỏng trên mặt nước. Lớp màng này từ từ chìm dần xuống kéo theo các tạp chất, cặn bẩn và chìm xuống dưới đáy. Lượng phèn chua bạn thả vào sẽ tùy theo độ trong của nước. Nếu nước chưa đủ độ trong thì bạn có thể tiếp tục cho thêm đến khi nước trong sạch như bạn muốn thì dừng lại.
Khử trùng bằng hóa chất
Các hóa chất được sử dụng trong khử trùng nước thường chứa clo như cloramin B dạng bột hoặc viên, hyppo-clorit canxi. Phương pháp này phù hợp để xử lý nước với thể tích nhỏ như nước đựng trong các chum, vại… Sau khi khử trùng có thể sử dụng cho đun nấu. Tránh dùng để uống.
Than hoạt tính
Than hoạt tính lọc nước từ lâu đã trở thành một loại vật liệu lọc nước giếng khoan được nhiều người sử dụng. Nước được lọc qua lớp than hoạt tính sẽ được loại bỏ cặn bẩn , các chất phèn… Tuy nhiên, với cách xử lý nước giếng khoan bằng than hoạt tính thì bạn chỉ có thể áp dụng với nguồn nước bị nhiễm phèn nhẹ. Đối với nguồn nước bị nhiễm phèn nặng thì phải hết hợp với các vật liệu lọc khác thì mới có thể đưa lại nguồn nước sạch.
Xây hệ thống lọc nước giếng khoan gia đình
Với tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngầm đang ngày càng nghiêm trọng như hiện nay thì nhu cầu sử dụng các giải pháp lọc nước để bảo vệ sức khỏe gia đình đang trở nên ngày càng cấp thiết. Nhất là đối với những gia đình đang dùng nguồn nước giếng khoan làm nguồn nước sinh hoạt và ăn uống chủ yếu của gia đình.
Theo đó, để cải thiện nguồn nước giếng khoan. Mỗi hộ gia đình nên xây cho mình một hệ thống lọc nước giếng khoan đơn giản. Giúp loại bỏ sắt (phèn), Mangan, Asen (thạch tín), các kim loại nặng,… Đảm bảo nguồn nước cũng như sức khỏe cho người sử dụng.
Tùy theo điều kiện thực tế ở từng gia đình, có thể xây dựng bể lớn, nhỏ khác nhau. Dựa vào thể tích của bể và chiều cao lớp vật liệu. Các bạn có thể tự tính được khối lượng vật liệu lọc (soi nhỏ, cát vàng, than hoạt tính,…) đổ vào bể và các thiết bị locj nước giếng khoan khác (dàn mưa, ống dẫn nước,…). Chỉ cần lắp đặt đúng theo sơ đồ dưới đây là bạn đã có được một nguồn nước sinh hoạt đạt tiêu chuẩn chất lượng cho phép
>>> ĐỌC CHI TIẾT: xử lý nước giếng khoan
nguồn: aqualife.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét