Những điều cần biết về cảm lạnh:
Phần lớn Virus là nguyên nhân gây ra cảm không phải là do vi khuẩn. Kháng sinh không giải quyết các vấn đề do virus gây ra: ho, chảy mũi , sốt,... Kháng sinh chỉ có tác dụng điều trị các biến chứng vi khuẩn của cảm và ho (viêm phổi, viêm tai, viêm xoang,...)Cảm lạnh thông thường vẫn có thể gây chảy máu mũi xanh ho và đờm.
Ho có đờm là biểu hiện của viêm phế quản. Nhưng chưa nhất thiết phải dùng kháng sinh. Ở trẻ em, bệnh viêm phế quản thường do virus cảm lạnh gây ra chứ không phải do vi khuẩn. Tiếng ho nặng của trẻ xuất phát từ việc chất nhày chảy từ mũi xuống dưới và đọng lại trong lồng ngực, gây kích thích ho.
Sau cơn ho, bé nôn chất nhầy: Điều này không có nghĩa là bệnh đang nặng lên. Chất nhầy tích tụ nhiều gây kích thích nôn, đây là phản ứng tự vệ giúp xơ thể đào thải lượng chất nhầy lớn.
Cảm lạnh thông thường vẫn có thể gây chảy máu mũi xanh ho và đờm.
Triệu chứng cảm lạnh diễn ra không giống nhau:
Tình huống 1:
- Đầu tiên bé bị chảy nước mũi (vài ngày), sau đó ho nhẹ
- Những ngày sau nước mũi chuyển từ lỏng sang đục, vàng và xanh. Bé thở bằng mũi khó khăn. Đồng thời, ho nặng hơn, bé có thể bị tỉnh giấc vào ban đêm.
- Sau 5 đến 7 ngày, bé bắt đầu ho có đờm, tiếng lọc xọc ở lồng ngực, kèm theo sốt. Bé có thể bị đau họng đau đầu, đau bụng.
- Sốt thường dưới 39 độ C, kéo dài từ 3 đến 5 ngày. Sau khi hết sốt, nước mũi xanh, đờm, ho vẫn tiếp tục.
- Giữa ngày thứ 5 và thứ 7, nước mũi đặc hơn, ít xanh nhưng đờm ho vẫn tiếp diễn.
- Vào tuần thứ hai, mũi đỡ bị kịt hơn, triệu chứng ho cũng giảm bớt nhưng vẫn còn lác đác những cơn ho có đờm.
- Sau khoảng 3 tuần ho giảm hẳn, sang tuần thứ 4 bé hoàn toàn khỏe.
Tình huống 2:
- Bé có thể đột nhiên sốt cao, ho nhiều, đau đầu, đau họng, chảy nước mũi, ngạt mũi. Bé có thể nôn, tiêu chảy ngủ kém, chán ăn.
- Bé tiếp tục có triệu chứng sốt, ho, chảy nước mũi xanh, thức giấc giữa đêm, chán ăn liên tục trong 3-5 ngày.
- Bé hết sốt, nhưng vẫn tiếp tục ho và có nước mũi xanh.
- Sau 2 tuần mũi bắt đầu thông thoáng hơn. ho thưa hơn, bé bắt đầu ăn trở lại, đêm dỡ sốt hơn.
- Sau 3-4 tuần, bé hết ho, gần như là khỏi ốm hoàn toàn.
Theo Bệnh viện nhi trung ương:
Kháng sinh là không cần thiết trong phần lớn các trường hợp cảm lạnh và ho.
Đây là giới hạn diễn biến thông thường của cảm lạnh. Thực tế các triệu chứng và thời gian của bé có thể diễn ra ngắn hơn, nhanh khỏi hơn. Hai tình huống bị cảm lạnh được đưa ra ở trên nhằm mục đích giúp ba mẹ có quyết định chính xác xem khi nào cần đưa bé đi khám bác sĩ. Và khi nào chúng ta có thể chăm sóc bé ở nhà và chờ đợi cho cảm qua đi. Việc ở nhà và chờ đợi cho bé khỏi trong những tình huống nặng nề như mô tả ở trên, khá khó khăn đối với phụ huynh. Nhưng bạn biết đó nếu đưa bé đến viện nhất là bệnh viện đông đúc, thì vẫn có khả năng trẻ bị nhiễm virus trở lại.
- Phụ huynh không nhất thiết phải đưa bé đi khám bác sĩ nếu:
- Khi hết sốt bé vui chơi bình thường (vẫn còn triệu chứng ho, sụt xịt)
- Bé không sốt nhiều hơn 5 ngày (120 giờ)
- Bé không khó thở (Thở nhanh, thở rít mức độ vừa và nặng, đau ngực)
- Toàn trạng ổn.
Các tình huống nêu trên được đưa ra nhằm giúp cha mẹ hiểu rằng kháng sinh là không cần thiết trong phần lớn các trường hợp cảm lạnh và ho.
Các trường hợp khẩn cấp cần đưa bé đi khám ngay:
Trên 39,5 độ kéo dài hơn 3 ngày, hoặc 38.3 độ C trong hơn 5 ngày, cha mẹ cần đưa bé đi khám ngayBé có các biểu hiện của biến chứng do vi khuẩn: viêm tai, viêm xoang, viêm phế quản và viêm phổi.
Ngoài ra có thể căn cứ vào các triệu chứng:
Sốt:
Bé uể oải, quẩy khóc thất thường đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi.
Bé có tiền sử tái phát.
Đau tai mức độ vừa đến nặng.
Bé có vẻ ốm khác thường, nếu bạn có cảm giác có chuyện gì đó không ổn thì nên đưa bé đi khám bác sĩ.
Tiếng thở rít khi hít vào, cần phân biệt âm thanh này với tiếng thở khò khè do tắc nghẽn ở mũi hoặc lồng ngực. Đặc biệt, nếu thấy trẻ khó thở thì phải đưa đi khám bác sĩ ngay.