Daiichi Việt Nam tuyển dụng lái xe tải 2017

Daiichi thương hiệu điện tử, điện lạnh và điện gia dụng hàng đầu việt nam đang có nhu cầu tuyển dụng đội ngũ lái xe tải với nhiều chế độ hấp dẫn, môi trường làm việc thân thiện...

Máy lọc nước Daiichi thế hệ mới nhất

Với việc sử dụng công nghệ nano diệt khuẩn, máy lọc nước daiichi đã và đang được nhiều người sử dụng ưa chuộng.

Nồi nướng thủy tinh halogen Daiichi

Với việc sử dụng công nghệ nấu ăn hoàn toàn mới Nồi nướng daiichi đã và đang được nhiều người sử dụng ưa chuộng.

Tuyển dụng lái xe tải công ty TNHH Daiichi Việt Nam

Daiichi thương hiệu điện tử, điện lạnh và điện gia dụng hàng đầu việt nam đang có nhu cầu tuyển dụng đội ngũ lái xe tải với nhiều chế độ hấp dẫn, môi trường làm việc thân thiện...

Pages

Hiển thị các bài đăng có nhãn nuôi con. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nuôi con. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2019

Folate - Axit folic cho bà bầu và toàn bộ thông tin bạn cần biết

Folate hay axit folic cho bà bầu - vitamin không thể thiếu cho bà bầu. Cụ thể axit folic là gì, tại sao cần và khi nào cần, đâu là thực phẩm nhiều axit folic? Những biểu hiện của người thiếu axit folic là gì?

Axit folic là gì?

Axit folic hay còn được gọi là folate là một dạng vitamin B9. Khi nguồn cung cấp đến từ nguồn thực phẩm, người ta gọi nó là folate. Khi nó được bổ sung dưới dạng như một sản phẩm bổ sung tăng cường, được gọi là axit folic. Đây là chất thiết yếu trong thai kỳ vì nó giúp ngăn ngừa một số dị tật bẩm sinh.
Axit folic hay còn được gọi là folate là một dạng vitamin B9.  Axit folic hay còn được gọi là folate là một dạng vitamin B9.
Thiếu folate gây ra một dạng thiếu máu. Không những cần axit folic cho bà bầu, cơ thể tất cả chúng ta đều cần folate (axit folic) để sản xuất các tế bào hồng cầu bình thường. Đảm bảo mọi hoạt động của ADN như: sự phát triển, sản xuất, sửa chữa.

Tại sao axit folic cho bà bầu cần cả trước và trong khi mang thai?

Theo nghiên cứu đăng trên ncbi: Axit folic giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh (NTD). Ống thần kinh là một phần của phôi, phôi hình thành nên não và cột sống. Khi bà bầu được cung cấp đầy đủ axit folic, đứa trẻ sinh ra sẽ tránh được các bệnh ảnh hưởng đến tủy sống như (nứt đốt sống) và bệnh não.
Các khuyết tật ống thần kinh xảy ra trong những tuần đầu của thai kỳ - trước khi người phụ nữ biết mình đang mang thai. Đó là lý do bạn cần bổ sung folate ngay trước khi bạn mang thai (chuẩn bị mang thai).
Theo trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), NTD ảnh hưởng đến khoảng 3000 ca mang thai mỗi năm trên toàn đất nước. Thống kê tại Việt Nam là chưa có. Nhưng lời khuyên là bạn cần bổ sung axit folic ít nhất một tháng trước khi thụ thai và trong ba tháng đầu của thai kỳ để có thể giảm 70% nguy cơ dị tật ống thần kinh ở bé.
Bên cạnh đó axit folic còn cần thiết cho sự phát triển của tế bào nhau thai giúp em bé phát triển khỏe mạnh. Một số nghiên cứu còn chỉ ra axit folic giúp giảm nguy cơ dị tật sứt môi, hở hàm ếch và một số loại dị tật ở tim.
Theo CDC bà bầu cần được cung cấp 400 mcg axit folic mỗi ngày
Theo CDC bà bầu cần được cung cấp 400 mcg axit folic mỗi ngày

Các dấu hiệu bà bầu thiếu axit folic?

Các dấu hiệu thiếu axit folic có thể trùng với một vài triệu chứng của vấn đề khác ở cơ thể. Nhưng trong thời kỳ mang thai mà bạn đang có dấu hiệu này bạn cần chú ý đi khám:
  • Cáu gắt
  • Thiếu máu
  • Mệt mỏi
  • Đau lưỡi
  • Bệnh tiêu chảy
  • Giảm cân
  • Cơ thể bị yếu
  • Nhức đầu
  • Đánh trống ngực
  • Khó thở

Axit folic cho bà bầu bao nhiêu là đủ?

Ngoài việc ăn thực phẩm giàu folate, theo chuyên gia tất cả các phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên uống 400mcg axit folic mỗi ngày. Thời gian bạn nên bắt đầu bổ sung thêm đó là ít nhất một tháng trước thời điểm bạn muốn thụ thai.
Lượng 400 mcg là lượng CDC khuyến nghị. Ngoài ra trên bộ y tế Việt Nam đưa ra các thông số như sau: Nhu cầu acid folic ở người lớn là 180- 200mcg. Đối với phụ nữ mang thai liều cao hơn: 360 - 400mcg (giúp trẻ sinh ra không bị dị tật ở ống thần kinh như tật nứt đốt sống). Phụ nữ nuôi con bú cần liều lượng acid folic ít hơn: trong 6 tháng đầu 280mcg và 6 tháng kế tiếp là 260mcg.
Con số khuyến nghĩ được đưa trên ngưỡng trung bình. Để biết chính xác cơ thể bạn cần bao nhiêu bạn cần hỏi bác sĩ chuyên khoa. Nên nhớ dùng nhiều vitamin tổng hợp mỗi ngày thường không tốt.

Bà bầu có nên bổ sung các sản phẩm chứa axit folic ngoài thực phẩm?

Câu trả lời là có. Thật khó để đảm bảo bạn được cung cấp đủ folate từ thực phẩm. Trong trường hợp sinh đẻ ở nước ta cũng thường không theo dự định nếu có thể thì bạn nên uống bổ sung acid folic mỗi ngày.

Khi nào cần thêm axit folic?

Lượng acid folic cho bà bầu cần thiết ở mỗi người là khác nhau. Nhưng trong những trường hợp sau nhất thiết bạn phải bổ sung thêm acid folic:
  • Nếu trước đó, một em bé của bạn bị NTD do thiếu acid folic. Việc này sẽ làm giảm 70% nguy cơ. Theo CDC, bạn nên dùng 4.000 mcg axit folic mỗi ngày, bắt đầu ba tháng trước khi mang thai và trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ. (Sau đó, bạn có thể dùng 400 mcg mỗi ngày trong suốt thời gian còn lại của thai kỳ.)
  • Bạn mang thai đôi: Đây là điều chắc chắn, 2 bé sẽ cần nhiều axit folic hơn một bé.
  • Bạn đang mắc bệnh về tiểu đường hoặc đang dùng một số loại thuốc liên quan đến thần kinh. Điều này làm tăng nguy cơ sinh con bị NTD, việc bổ sung axit folic là cần thiết.
  • Nếu cơ thể bạn có bất thường về gen: Vì những đột biến có thể khó khăn trong việc xử lý folate và axit folic tăng nguy cơ bị NTD.
Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng giai đoạn
Trong các trường hợp này bổ sung thêm axit folic là cần thiết. Nhưng bạn cần đến gặp bác sĩ để xác định lượng bổ sung phù hợp là bao nhiêu.

Axit folic có gây ra tác dụng phụ không?

Hầu hết mọi người không có bất kỳ tác dụng phụ nào khi dùng axit folic dưới 1000 mcg mỗi ngày. Với việc tiêu thụ nhiều folate trong chế độ ăn hàng ngày thì không có ảnh hưởng đến cơ thể. Tuy nhiên, bệnh nhân ung thư cần hạn chế do axit folic giúp tăng khả năng phân chia tế bào.
Tuy nhiên, dùng liều cao trong thời gian dài có thể gây ra các triệu chứng như:
  • Chuột rút bụng
  • Bệnh tiêu chảy
  • Buồn nôn
  • Đầy hơi
  • Các vấn đề liên quan đến giấc ngủ
  • Cáu gắt
  • Rối loạn tinh thần
Trong một số ít các trường hợp, axit folic có thể gây ra dị ứng. Như: bị phát ban, ngứa, đỏ, hoặc khó thở. Khi đó bạn cần ngưng bổ sung axit folic đến các cơ sở uy tín, bác sĩ khám và cho lời khuyên.
[caption id="attachment_4582" align="aligncenter" width="650"]Thực phẩm giàu axit folic cho bà bầu Thực phẩm giàu axit folic cho bà bầu

Những thực phẩm giàu axit folic cho bà bầu?

  • Rau lá có màu xanh đậm.

  • Các loại hạt hạt

Các loại như: hạt hướng dương, hạt hạnh nhân, óc chó, macca, đậu phộng bên cạnh lượng Omega 3 dồi dào, còn chứa một lượng folate cực lớn. Cụ thể:
Hạt hướng dương: ¼ chén = 82 mcg folate ( 21% nhu cầu mỗi ngày)
Hạt hạnh nhân: 1 chén = 46 mcg
Đậu phộng: ¼ chén = 88 mcg folate ( 22 %)
  • Bông cải xanh: Một chén bông cải xanh có chứa 24% nhu cầu folate mỗi ngày.

  • Trái cây họ cam quýt

Đu đủ: 1 quả đu đủ = 115 mcg Folate ( 29% mức tiêu thụ cần mỗi ngày)
Cam: 1 trái cam = 40 mcg Folate ( 10% mức tiêu thụ cần mỗi ngày)
Bưởi: 1 trái bưởi = 30 mcg Folate ( 8%)
Dâu tây: 1 chén = 25 mcg Folate.
  • Măng tây

1 chén măng tây luộc cung cấp 252 mcg axit folic tương đương 65% nhu cầu axit foic hàng ngày.
Măng tây là loại thực phẩm giàu axit folic
Măng tây là loại thực phẩm giàu axit folic
  • Các loại đậu

Đậu lăng: 1 cup = 358 mcg folate ( 90% khẩu phần mỗi ngày)
Đậu đen: 1 cup = 256 mcg folate
Đậu xanh: 1 cup = 101 mcg folate
  • Bơ: mỗi cốc bơ có chứa 90mcg folate

  • Đậu bắp: một chén đậu bắp chứa 37 mcg axit folic.

  • Súp lơ: một chén có khoảng 55 mcg folate

  • Lòng đỏ trứng:

Dinh dưỡng từ trứng chắc khỏi cần phải bàn. Không phải ngẫu nhiên mà bà bầu được khuyên ăn nhiều trứng hơn trong các bữa ăn hàng ngày.
Tuy nhiên cũng khá khó để đảm bảo, hấp thụ hoàn toàn lượng folate trong thực phẩm. Hàm lượng chất dinh dưỡng có thể bị mất trong quá trình bảo quản và chế biến thức ăn. Lời khuyên vẫn là hãy gặp và nhận lời khuyên từ các bác sĩ uy tín.
Tùy từng mức độ thiếu axit folic mà cơ thể bạn sẽ có các biểu hiện nặng nhẹ khác nhau. Lời khuyên của chúng tôi là bạn vẫn nên gặp bác sĩ để hỏi về lượng cung cấp axit folic. Tránh trường hợp lượng axit folic cho bà bầu không đủ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Xem thêm: Đau đầu khi mang thai nguyên nhân là gì? Cách chữa như thế nào?

Nguồn: Suckhoedothi

Thứ Hai, 25 tháng 11, 2019

Đổ mồ hôi đêm ở trẻ nhỏ và những điều cha mẹ cần biết!

Đổ mồ hôi đêm là tình trạng phổ biến ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Mỗi lần thức dậy bé có thể ướt sũng áo mặc, đầu thì như vừa mới gội. Hiện tượng này ảnh hưởng đến sức khỏe của bé như thế nào?

Đồ mồ hôi đêm ở trẻ nhỏ là bình thường?

Hầu hết các triệu chứng đổ mồ hôi đêm ở trẻ nhỏ là bình thường. Có rất nhiều bé từ sơ sinh đến 11 tuổi bị đổ mồ hôi đêm khi ngủ.
Hầu hết các triệu chứng đổ mồ hôi đêm ở trẻ nhỏ là bình thường
Hầu hết các triệu chứng đổ mồ hôi đêm ở trẻ nhỏ là bình thườngTrẻ em dễ đổ mồ hôi hơn người lớn vào ban đêm vì chúng có thời gian ngủ sâu hơn. Trong khi đó hệ thống điều chỉnh nhiệt độ chưa hoạt động tốt và tỷ lệ tuyến mồ hôi hoạt động cao hơn so với kích thước cơ thể.
Mặc dù con bạn đang thức dậy trong bộ đồ ngủ ướt đẫm mồ hôi nhưng bé có thể hoàn toàn thoải mái. Ngoài ra nguyên nhân quá nóng cũng khiến bé đổ mồ hôi.

Làm sao để biết là bé đang quá nóng hay đang đổ mồ hôi bình thường?

Nếu bé đổ mồ hôi khi ngủ sâu là bình thường, nhưng nếu sớm hơn thì rất có thể bé đang bị nóng. Cha mẹ cần chú ý điều chỉnh lại nhiệt độ và đảm bảo bé không đắp quá nhiều chăn.

Các nguyên nhân đổ mồ hôi đêm ở trẻ nhỏ.

Thừa cân là một nguyên nhân gây ra tình trạng đổ mồ hôi đêm
Thừa cân là một nguyên nhân gây ra tình trạng đổ mồ hôi đêm
  • Chất liệu quần áo ngủ quá nóng.
  • Nhiệt độ phòng cao, phòng thiếu không khí.
  • Ga trải giường quá dày và lớn.
  • Nhiễm trùng là nguyên nhân khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc.
  • Bé gặp ác mộng khi ngủ.
  • Bé thừa cân.
  • Ăn thức ăn cay nóng, khó tiêu trước khi đi ngủ.
  • Tình trạng ngưng thở.
  • Đổ mồ hôi đêm còn do các tình trạng liên quan đến giấc ngủ như ngáy.
  • Cảm lạnh và ho gây nghẹt mũi.
  • Lo lắng, sợ hãi cũng khiến bé đổ mồ hôi trong đêm.

Các triệu chứng đi kèm khi bé đổ mồ hôi đêm quá nhiều.

  • Bé thở hổn hển khi ngủ.
  • Nhịp thở của con bạn có thể không đều.
  • Con bạn có thể mệt mỏi và kiệt sức suốt cả ngày.
  • Bé thường xuyên mở miệng khi ngủ.

Mồ hôi đêm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như thế nào?

Hầu hết vấn đề đổ mồ hôi đêm là bình thường. Nhưng nếu đột nhiên bé bị, và lượng mồ hôi nhiều hơn mức hình dung, bé cần được đưa đi khám. Bác sĩ sẽ muốn biết lịch sử liên quan đến sức khỏe của con bạn, bao gồm mọi thói quen liên quan đến giấc ngủ. Bác sĩ cũng sẽ hỏi về không gian của ngôi nhà, hỏi về nhiệt độ và thông gió. Sau đó, kiểm tra tổng quát sẽ được thực hiện để xem liệu con bạn có bị nhiễm trùng trong xoang hoặc tai, hoặc bất kỳ vấn đề tiềm ẩn nào khác không.

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị đổ mồ hôi đêm.

Đổ mồ hôi đêm có thể khiến trẻ bị mất nước và cảm lạnh. Cho nên, cha mẹ cần giúp con uống đủ nước. Mặc quần áo mềm, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Phòng ngủ của bé nên là nơi thông thoáng khí.
Nếu nguyên nhân đổ mồ hôi của bé là do rối loạn hoặc bệnh, cần tuân thủ các biện pháp sức khỏe theo lời khuyên của bác sĩ.

Làm cách nào để tình trạng đổ mồ hôi đêm ở trẻ nhỏ giảm bớt?

Trò chuyện cùng bé, giải tỏa những vấn đề làm bé căng thẳng (khó chịu) khi ở trường học.
Trò chuyện cùng bé, giải tỏa những vấn đề làm bé căng thẳng (khó chịu) khi ở trường học.
  • Luôn đảm bảo nơi bé ngủ có nhiệt độ thoải mái suốt cả đêm.
  • Hạn chế cho trẻ ăn cay, và đồ khó tiêu vào buổi tối. Và tuyệt đối không để trẻ ngủ ngay sau khi ăn tối.
  • Sau khi ăn tối, bé cần được hoạt động chơi đùa, như thế sẽ giúp trẻ có một giấc ngủ ngon hơn.
  • Chọn quần áo ngủ loại tốt, dễ dàng thấm hút mồ hôi.
  • Hạn chế để quá nhiều chăn, nệm trên giường ngủ của bé (mọi thứ chỉ cần ở mức đủ)
  • Trò chuyện cùng bé, giải tỏa những vấn đề làm bé căng thẳng (khó chịu) khi ở trường học.
  • Ngoài ra cần chú ý đến những gì bé đã ăn và uống (thuốc). Đó có thể là nguyên nhân khiến bé đổ mồ hôi nhiều hơn.
  • Đọc thêm: Phương pháp nuôi dạy độc đoán tác động đến con như thế nào?

Nguồn: Suckhoedothi

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2019

Đau đầu khi mang thai nguyên nhân là gì? Cần làm gì khi có hiện tượng đau đầu này?

Đau đầu là tình trạng hầu hết mọi người đều gặp. Cơn đau đầu có thể là thoáng qua, có thể dai dẳng, có thể đau một phần hay cả đầu. Mọi người vẫn thường hay cho qua. Nhưng đau đầu khi mang thai cần phải xem xét cẩn thận hơn.

Tại sao bị đau đầu?

Hầu hết cho rằng mệt mỏi căng thằng, stress về thể chất hay tinh thần là nguyên nhân chính. Bên cạnh đó yếu tố bệnh liên quan về viêm xoang và dị ứng cũng tác động làm tăng cơn đau đầu. Với bà bầu, sự thay đổi về hormone là nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau đầu.
Do sự thay đổi về hormone nên bà bầu thường bị đau đầu 3 tháng đầu
Do sự thay đổi về hormone nên bà bầu thường bị đau đầu 3 tháng đầu

Các nguyên nhân gây đau đầu khi mang thai khác:

  • Thiếu ngủ, mệt mỏi nói chung.
  • Tắc nghẽn xoang.
  • Dị ứng
  • Mỏi mắt
  • Nhấn mạnh
  • Phiền muộn (stress)
  • Không tuân thủ chế độ dinh dưỡng cần thiết
Tiếp xúc với ánh sáng thiết bị điển tử làm mỏi mắt, gây đau đầu
Tiếp xúc với ánh sáng thiết bị điển tử làm mỏi mắt, gây đau đầu
Việc thiếu chất dinh dưỡng ngăn cản sự phát triển của các cơ. Là nguyên nhân khiến cơ thể chúng ta đặc biệt bà bầu dễ bị tổn thương, dẫn đến tình trạng đau đầu.
  • Mất nước
Hiện tượng đau đầu do mất nước đã được chúng tôi nói đến. Với phụ nữ mang thai lượng chất lỏng để duy trì nước ối, và mọi hoạt động cần thiết hơn bao giờ hết. Một số bà mẹ đã giảm cơn đau sau khi thực hiện lời khuyên từ bác sĩ bổ sung thêm nước.

Thời điểm nào bà bầu dễ bị đau đầu nhất.

Không có sự chắc chắn về hiện tượng đau đầu của bà bầu. Nhưng phụ nữ mang thai thường đau đầu vào 3 tháng đầu của thai kỳ. Sang 3 tháng giai đoạn giữa tình trạng này giảm dần. Các bác sĩ lý giải điểu này là do: ba tháng đầu lượng Hormone thay đổi thất thường, ba tháng tiếp Hormone tăng đều đặn, chính lý do này cơn đâu đầu của bà bầu sẽ giảm dần.

Liệu đau đầu có phải là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề nghiêm trọng?

Câu trả lời là có. Trong 6 tháng cuối chu kỳ, hiện tượng đau đầu có thể là dấu hiệu của tiền sản giật. Đây là tình trạng nghiêm trong do mang thai được đánh dấu bởi huyết áp cao. Khi đó sẽ xuất hiện thêm các dấu hiệu: một lượng protein bất thường trong nước tiểu, thay đổi thị lực, và cả gan và thận.

Cách phân biệt các dạng đau đầu.

Thật sự không phải lúc nào cũng dễ dàng xác định từng loại đau đầu.

Đau đầu do căng thẳng:

Đây là loại đau đầu thường gặp nhất. Biểu hiện: Đau nhói, đau âm ỉ ở hai bên đầu hoặc sau gáy. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên trước mang thai, vấn đề trở nên tồi tệ hơn khi mang thai.

Đau đầu khi mang thai:

Đau nửa đầu:
Cơn đau nhói từ nhẹ đến nặng, điển hình là ở một bên đầu. Chúng có thể đi kèm các triệu chứng khác như buồn nôn, nôn. Người bệnh khá nhạy cảm với tiếng ồn. Nếu không được điều trị chúng có thể kéo dài từ 4 đến 72 giờ.
Một số người mắc chứng đau nửa đầu có một tình trạng gọi là "migraines with aura". Đâu đầu cùng một số hiện tượng như: thay đổi thị giác, cảm giác tê, rối loạn ngôn ngữ. Tình trạng này có thể bắt đầu đến một giờ trước khi xảy ra hiện tượng đau nửa đầu.

Nhức đầu do xoang.

Thường có cảm giác áp lực hoặc đau ở 2 bên má, quanh mắt và trán. Nhức đầu do xoang xảy ra khi bị cảm lạnh, nhiễm trùng đường hô hấp. Tuy nhiên với với khí hậu nhiệt đới nước ta, với những người bị xoang rất dễ đau đầu khi thay đổi thời tiết. Chi tiết tại đây

Đau đầu có thể gây ra vấn đề gì khi mang thai

Chứng đau đầu hầu hết đều không làm tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ. Tuy nhiên tình trạng đau sẽ làm sức khỏe mẹ bầu bị giảm sút, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi cũng như quá trình phát triển sau này của trẻ.
Tuy nhiên, phụ nữ bị chứng đau nửa đầu có khả năng bị tiền sản giật cao hơn. Đặc biệt khi họ không bị đau nửa đầu trước khi mang thai. Vì vậy, khi có hiện tượng đau đầu cần theo dõi và tham khảo ý kiến bác sĩ.

Thuốc giảm đau đầu nào bà bầu có thể sử dụng?

Bất kỳ loại thuốc nào dùng cho bà bầu nào cũng cần được cân nhắc và có sự chỉ định của bác sĩ. Acetarminophen là thuốc an toàn khi sử dụng cho bà bầu. Không được dùng các loại thuốc đau đầu khác như aspirin, ibuprofen, các loại thuốc điều trị đau nửa đầu khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.

Cách giảm đau đầu mà không dùng thuốc

Bước đầu tiên xác định nguyên nhân đau đầu. Bạn nên ghi lại các thời điểm đau đầu của mình.

Thức ăn có thể làm bạn bị đau đầu

Khi bị đau đầu bạn nên ghi chép lại tất cả các thức ăn bạn đã ăn trong vòng 24h. Một số tác nhân làm bạn đau đầu. Nhưng tác nhân này có thể không ảnh hưởng trước đây, nhưng khi mang thai cơ thể bạn sẽ nhạy cảm hơn. Khiến đau đầu khi mang thai rất dễ xảy ra:
  • Bột ngọt (mì chính, bột nêm)
  • Nitrit (phổ biến trong các loại thịt chế biến như xúc xích, thịt xông khói)
  • Chất tạo ngọt nhân tạo
Các kích thích từ môi trường
  • Ánh sáng chói, nhấp nháy hoặc không ổn định
  • Âm thanh ồn ào
  • Quá nóng hoặc quá lạnh
  • Mùi mạnh (mùi khó chịu)
  • Khói thuốc lá
Những thực phẩm giúp bạn làm giảm cơn đau đầu: Những thực phẩm có tính an dưỡng tinh thần như: rau ngải, lá hẹ, ...
Đau đầu do căng thẳng: giúp đầu của bạn thư giãn bằng một chiếc khăn ấm hoặc lạnh trên chán. Đối với đau nửa đầu sẽ hiệu quả hơn khi bạn dùng khăn lạnh (không được làm cách này khi đau đầu do lạnh)

Đi tắm. 

Đối với một số người mắc chứng đau nửa đầu, tắm nước lạnh mang lại sự giảm đau nhanh - nếu tạm thời -. Nếu bạn không thể tắm, hãy té nước mát lên mặt. Tắm nước ấm hoặc tắm có thể làm dịu cơn đau đầu căng thẳng.
Uống đủ nước cũng là cách giúp bà bầu không bị đau đầu
Uống đủ nước cũng là cách giúp bà bầu không bị đau đầu

Đừng đói hoặc khát

Để ngăn ngừa lượng đường trong máu thấp (một tác nhân gây đau đầu phổ biến), hãy ăn nhiều bữa nhỏ thường xuyên. Khi bạn đang di chuyển, hãy mang theo một số  đồ ăn nhẹ  (bánh quy giòn, trái cây, sữa chua). Tránh đường, như kẹo hoặc soda, có thể làm cho lượng đường trong máu của bạn tăng bất thường.
Và đừng quên uống nhiều nước để giữ nước. Nhâm nhi nước từ từ nếu bạn bị nôn do đau nửa đầu.

Tập thể dục. 

Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của chứng đau nửa đầu và giảm căng thẳng có thể gây ra đau đầu do căng thẳng. Nếu bạn dễ bị đau nửa đầu, hãy bắt đầu từ từ - một hoạt động đột ngột có thể kích hoạt một. (Và đừng tập thể dục khi chứng đau nửa đầu đã bắt đầu vì nó sẽ làm cho cơn đau đầu trầm trọng hơn.)
Các bài tập giúp bạn duy trì tư thế tốt có thể đặc biệt hữu ích với chứng đau đầu trong tam cá nguyệt thứ ba.
Tập thể dục là cách thư giãn đầu óc tốt cho phụ nữ mang thai
Tập thể dục là cách thư giãn đầu óc tốt cho phụ nữ mang thai

Các kỹ thuật thư giãn. 

Các biện pháp như thiền, yoga, matxa, châm cứu có thể hữu ích để giảm căng thẳng và đau đầu ở một số người mắc bệnh.

Trường hợp đau đầu nào là nghiêm trọng cần đi khám bác sĩ?

  • Cơn đau đầu vào ba tháng giữa và ba tháng cuối thai kỳ. Thông thường giai đoạn này chứng đau đầu do Hormone thay đổi không còn. Đau đầu giai đoạn này bạn cần đi khám để đảm bảo không bị tiền sản giật.
  • Đau đầu dữ dội, đột ngột làm bạn thức giấc. Trạng thái của nó khác hoàn toàn với những cơn đau trước đây của bạn.
  • Đau đầu kèm với sốt hoặc cứng cổ
  • Cơn đau đầu kèm theo các vấn đề khác như mờ mắt, rồi loạn thị giác, nói chậm, buồn ngủ, tê, hoặc thay đổi cảm giác bình thường hoặc tỉnh táo.
  • Đau do chấn thương
  • Bạn bị nghẹt mũi, cũng như đau và áp lực bên dưới mắt hoặc đau mặt hoặc thậm chí là đau răng. Điều này có thể báo hiệu nhiễm trùng xoang cần được điều trị bằng kháng sinh.
  • Đau đầu sau khi đọc hoặc nhìn màn hình máy tính

Những trường hợp trên bạn phải đến thăm khám tại cơ sở uy tín, ngoài ra khi đau đầu bạn cũng có thể đến gặp để bác sĩ tư vấn điều tốt nhất cho bạn.

Thứ Tư, 23 tháng 10, 2019

Trẻ bị cảm lạnh có cần đến bệnh viện?

Thời tiết bắt đầu trở lạnh, lúc này trẻ con rất dễ bị cảm lạnh. Tuy đây không phải là bệnh nguy hiểm, nhưng thường xảy ra, các bậc phụ huynh cần phải hiểu rõ về bệnh để chăm sóc con cái tốt nhất!

Những điều cần biết về cảm lạnh:

Phần lớn Virus là nguyên nhân gây ra cảm không phải là do vi khuẩn. Kháng sinh không giải quyết các vấn đề do virus gây ra: ho, chảy mũi , sốt,... Kháng sinh chỉ có tác dụng điều trị các biến chứng vi khuẩn của cảm và ho (viêm phổi, viêm tai, viêm xoang,...)
Cảm lạnh thông thường vẫn có thể gây chảy máu mũi xanh ho và đờm.
Ho có đờm là biểu hiện của viêm phế quản. Nhưng chưa nhất thiết phải dùng kháng sinh. Ở trẻ em, bệnh viêm phế quản thường do virus cảm lạnh gây ra chứ không phải do vi khuẩn. Tiếng ho nặng của trẻ xuất phát từ việc chất nhày chảy từ mũi xuống dưới và đọng lại trong lồng ngực, gây kích thích ho.
Sau cơn ho, bé nôn chất nhầy: Điều này không có nghĩa là bệnh đang nặng lên. Chất nhầy tích tụ nhiều gây kích thích nôn, đây là phản ứng tự vệ giúp xơ thể đào thải lượng chất nhầy lớn.
Cảm lạnh thông thường vẫn có thể gây chảy máu mũi xanh ho và đờm. Cảm lạnh thông thường vẫn có thể gây chảy máu mũi xanh ho và đờm.

Triệu chứng cảm lạnh diễn ra không giống nhau:

Tình huống 1:

  • Đầu tiên bé bị chảy nước mũi (vài ngày), sau đó ho nhẹ
  • Những ngày sau nước mũi chuyển từ lỏng sang đục, vàng và xanh. Bé thở bằng mũi khó khăn. Đồng thời, ho nặng hơn, bé có thể bị tỉnh giấc vào ban đêm.
  • Sau 5 đến 7 ngày, bé bắt đầu ho có đờm, tiếng lọc xọc ở lồng ngực, kèm theo sốt. Bé có thể bị đau họng đau đầu, đau bụng.
  • Sốt thường dưới 39 độ C, kéo dài từ 3 đến 5 ngày. Sau khi hết sốt, nước mũi xanh, đờm, ho vẫn tiếp tục.
  • Giữa ngày thứ 5 và thứ 7, nước mũi đặc hơn, ít xanh nhưng đờm ho vẫn tiếp diễn.
  • Vào tuần thứ hai, mũi đỡ bị kịt hơn, triệu chứng ho cũng giảm bớt nhưng vẫn còn lác đác những cơn ho có đờm.
  • Sau khoảng 3 tuần ho giảm hẳn, sang tuần thứ 4 bé hoàn toàn khỏe.

Tình huống 2:

  • Bé có thể đột nhiên sốt cao, ho nhiều, đau đầu, đau họng, chảy nước mũi, ngạt mũi. Bé có thể nôn, tiêu chảy ngủ kém, chán ăn.
  • Bé tiếp tục có triệu chứng sốt, ho, chảy nước mũi xanh, thức giấc giữa đêm, chán ăn liên tục trong 3-5 ngày.
  • Bé hết sốt, nhưng vẫn tiếp tục ho và có nước mũi xanh.
  • Sau 2 tuần mũi bắt đầu thông thoáng hơn. ho thưa hơn, bé bắt đầu ăn trở lại, đêm dỡ sốt hơn.
  • Sau 3-4 tuần, bé hết ho, gần như là khỏi ốm hoàn toàn.

Theo Bệnh viện nhi trung ương:

Kháng sinh là không cần thiết trong phần lớn các trường hợp cảm lạnh và ho. 
Kháng sinh là không cần thiết trong phần lớn các trường hợp cảm lạnh và ho.
Đây là giới hạn diễn biến thông thường của cảm lạnh. Thực tế các triệu chứng và thời gian của bé có thể diễn ra ngắn hơn, nhanh khỏi hơn. Hai tình huống bị cảm lạnh được đưa ra ở trên nhằm mục đích giúp ba mẹ có quyết định chính xác xem khi nào cần đưa bé đi khám bác sĩ. Và khi nào chúng ta có thể chăm sóc bé ở nhà và chờ đợi cho cảm qua đi. Việc ở nhà và chờ đợi cho bé khỏi trong những tình huống nặng nề như mô tả ở trên, khá khó khăn đối với phụ huynh. Nhưng bạn biết đó nếu đưa bé đến viện nhất là bệnh viện đông đúc, thì vẫn có khả năng trẻ bị nhiễm virus trở lại.
  • Phụ huynh không nhất thiết phải đưa bé đi khám bác sĩ nếu:
  • Khi hết sốt bé vui chơi bình thường (vẫn còn triệu chứng ho, sụt xịt)
  • Bé không sốt nhiều hơn 5 ngày (120 giờ)
  • Bé không khó thở (Thở nhanh, thở rít mức độ vừa và nặng, đau ngực)
  • Toàn trạng ổn.
Chú ý: Nếu các triệu chứng cảm lạnh tồi đi sau 5 ngày hay không cải thiện sau 10 ngày, bé có thể bị biến chứng viêm xoang và cần được đưa đi khám bác sĩ.
 Các tình huống nêu trên được đưa ra nhằm giúp cha mẹ hiểu rằng kháng sinh là không cần thiết trong phần lớn các trường hợp cảm lạnh và ho

 Các trường hợp khẩn cấp cần đưa bé đi khám ngay:

Trên 39,5 độ kéo dài hơn 3 ngày, hoặc 38.3 độ C trong hơn 5 ngày, cha mẹ cần đưa bé đi khám ngay Trên 39,5 độ kéo dài hơn 3 ngày, hoặc 38.3 độ C trong hơn 5 ngày, cha mẹ cần đưa bé đi khám ngay
Bé có các biểu hiện của biến chứng do vi khuẩn: viêm tai, viêm xoang, viêm phế quản và viêm phổi.
Ngoài ra có thể căn cứ vào các triệu chứng:
  • Sốt:

Trên 39,5 độ kéo dài hơn 3 ngày, hoặc 38.3 độ C trong hơn 5 ngày. Thông thường bé sốt từ 3 đến 5 ngày và dưới 39 độ. Biểu hiện trên là thất thường cần đi khám bác sĩ, để bác sĩ đánh giá có bị nhiễm trùng vi khuẩn hay không.
  •  uể oải, quẩy khóc thất thường đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi.

Uể oải ở đây không có nghĩa là bé thôi không muốn chơi đùa nữa, mà có nghĩa là bé không còn tiếp xúc bằng mắt hoặc không thể tập trung vào bạn, hay không đáp ứng khi bạn gọi. Bé nằm rũ trên đùi của bạn, mắt lim dim.
  • Bé có tiền sử tái phát.

  • Đau tai mức độ vừa đến nặng.

  • Bé có vẻ ốm khác thường, nếu bạn có cảm giác có chuyện gì đó không ổn thì nên đưa bé đi khám bác sĩ.

  • Tiếng thở rít khi hít vào, cần phân biệt âm thanh này với tiếng thở khò khè do tắc nghẽn ở mũi hoặc lồng ngực. Đặc biệt, nếu thấy trẻ khó thở thì phải đưa đi khám bác sĩ ngay.

>>>Xem thêm: 10 cách chữa trị ho cho trẻ bằng nguyên liệu tự nhiên

 Nguồn: Suckhoedothi


Thứ Ba, 22 tháng 10, 2019

Nuôi dạy con theo kiểu độc đoán - cha mẹ đang làm đúng hay sai?

Nuôi dạy con kiểu độc đoán (Authoritarian) là khi cha mẹ có xu hướng nghiêm khắc, khuôn phép và luôn kiểm soát hành vi của con cái. Cha mẹ độc tài có xu hướng xây dụng các quy tắc nghiêm ngặt và muốn trẻ tuyệt đối tuân theo.
Vậy phương pháp dạy con kiểu độc đoán sẽ tác động ra sao đến sự phát triển của trẻ nhé!

Điểm cộng của phương pháp

Đứa trẻ biết nghe lời

Những đứa trẻ được nuôi dạy theo phương pháp độc đoán, dường như vâng lời hơn Những đứa trẻ được nuôi dạy theo phương pháp độc đoán, dường như vâng lời hơn
Ngay từ lúc nhỏ, trẻ được được bị yêu cầu và làm theo điều cha mẹ muốn. Chúng có thể bị phạt khi không tuân theo, điều này mặc nhiên sẽ hình thành tính cách trong trẻ. Chúng là những đứa trẻ nghe lời giáo viên, và người lớn khác. Thường không đưa ra sự phàn làn nào đối với cấp trên. Những đứa trẻ sẽ tập trung hoàn thành các nhiệm vụ được giao,và ít khi thắc mắc. Chúng thực sự là những đứa trẻ biết vâng lời mà người lớn mong muốn.

Trẻ chủ động suy xét trong các hành động của mình

Phương pháp này đứa trẻ nhận thức rạch ròi giữa đúng và sai. (khi cha mẹ phân tích đúng sai đúng). Hình phạt khi làm sai sẽ, giúp trẻ nhận thức muốn trở thành người làm đúng. Do đó những đứa trẻ thường có bước đi chắc chắn cho hành động. Thường khi lớn lên, chúng ít có những quyết định mang tính bốc đồng.

Trẻ là người có mục tiêu

Lớn lên với những kỳ vọng và quy tắc cứng nhắc, nên trẻ có khả năng tự đặt ra mục tiêu cho mình. Đứa trẻ luôn có sự kiên trì và hết mình trong công việc. Bởi chúng luôn tin rằng một khi hoàn thành nhiệm vụ A, tiếp tục đến nhiệm vụ B, chúng sẽ có được những phần thường như mong đợi.

Xu hướng tìm kiếm sự an toàn - ưu tiên hàng đầu

Quy tắc và hình phạt làm đứa trẻ, luôn ý thức hạn chế những hành động sai. Tìm kiếm an toàn luôn là ưu tiên hàng đầu. Điều này sẽ tránh được những vấp ngã không đáng có trong cuộc sống của trẻ.
Trẻ sống có trách nhiệm ngay từ khi còn nhỏ.
Trẻ sống có trách nhiệm ngay từ khi còn nhỏ.

Trẻ sống có trách nhiệm ngay từ khi còn nhỏ.

Chúng là những đứa trẻ có khuôn khổ, phép tắc. Tùy theo quy tắc của phụ huynh đang chuẩn ở mức nào. Đứa trẻ sẽ tự xây dựng cho mình quy tắc đúng sai từ khuôn khổ của bố mẹ chúng đề ra. Thường những đứa trẻ không gây rắc rối.

Bước đệm giúp trẻ phát triển hơn.

Các phương pháp nuôi dạy con cái khác, để trẻ tự giải quyết vấn đề. Khi đó trẻ thường không chắc chắn về cách thực hiện (giải quyết vấn đề). Thông thường phải mất một thời gian dài đúc kết trẻ mới biết cách giải quyết đúng vấn đề. Ngược lại với phương pháp này, trẻ được cung cấp một loạt các hướng dẫn để làm theo. Kèm với đó là hướng dẫn cụ thể. Do đó chúng là những đứa trẻ hành động "đúng" sớm nhất.

Điểm trừ của phương pháp

Trẻ có thể trở nên nổi loạn trong ngôi nhà độc đoán

Nỗi sợ hai hãi thường trực là những gì diễn ra đối với đứa trẻ được nuôi theo phương pháp độc đoán. Bên cạnh việc luôn cố gắng làm theo những kỳ vọng của ba mẹ, chúng thường đặt ra nghi hoặc liệu bố mẹ có thay ý định hay không. Những quy tắc, không phải trẻ lúc nào cũng hiểu được tại sao có quy tắc đó. Nhất là khi không được giải thích. Từ đó sinh ra tâm lý chống đối. Chúng có thể nổi loạn, tức giận với cuộc sống hoàn cảnh. Và ngày càng xa dời cha mẹ.
Khi các quy tắc quy chuẩn không được giải thích, tâm lý chống đối hình thành trong trẻ Khi các quy tắc quy chuẩn không được giải thích, tâm lý chống đối hình thành trong trẻ

Nhìn nhận bản thân dựa trên quan niệm của người khác

Trẻ phải hoàn thành theo yêu cầu của phụ huynh. Phụ huynh đánh giá sai đúng và trách phạt. Khi cha mẹ không hề giải thích về hành động của trẻ, mà đưa ra kết luận đúng sai luôn. Điều này sẽ khiến trẻ không tự đánh giá được hành động của bản thân. Họ đánh giá bản thân qua sự đánh giá của người khác. Trong tâm chí luôn là tuân theo và im lặng, làm mất đi khả năng độc lập của trẻ.
Trẻ đánh giá bản thân qua sự đánh giá của người khác Trẻ đánh giá bản thân qua sự đánh giá của người khác

Trẻ  thiếu tính sáng tạo

Ngay từ khi còn nhỏ, phải tuân theo quy chuẩn của cha mẹ. Nên chúng khó có thể vượt qua các quy tắc, tuân theo chỉ dẫn. Những đứa trẻ lớn lên với phương pháp này thường ít có khả năng vượt qua suy nghĩ thông thường (quy chuẩn của bố mẹ chúng). Trẻ em buộc phải dựa vào các quy tắc để đưa ra lựa chọn, những tình huống không chắc chắn không có câu trả lời rõ ràng tạo ra sự do dự của trẻ, điều này có thể cản trở việc học của khi so với trẻ từ các kiểu nuôi dạy con khác. Ít khi có suy nghĩ vượt ra ngoài khuôn khổ, thiếu tính sáng tạo.

Trẻ nổi loạn

Trẻ sống trong môi trường "gò bó", rất dễ khao khát môi trường tự do. Sự "tự do" của bạn bè cùng trang lứa sẽ là tiền đề nổi loạn bất cứ khi nào. Một khi nó xảy ra, tùy vào mức độ sẽ có diễn biến khó lường. Và phần lớn chúng sẽ xa cách với thành viên gia đình (người nuôi dạy theo phương pháp độc đoán).

Chúng trở nên độc đoán

Phương pháp dạy con kiểu độc đoán ngăn cản sự sáng tạo đổi mới và phát triển mối quan hệ trong gia đình. Nếu các quy tắc của cha mẹ không chuẩn rất có thể, là tiền đề cho sự độc đoán sai lầm sau này. Giả dụ như, một khi chúng thấy mình là người ở trên, chúng sẽ cho bản thân cái quyền đưa ra tiêu chuẩn và áp đặt người khác thực hiện.
Một khi chúng thấy mình là người ở trên, chúng sẽ cho bản thân cái quyền đưa ra tiêu chuẩn và áp đặt người khác thực hiện.
Một khi chúng thấy mình là người ở trên, chúng sẽ cho bản thân cái quyền đưa ra tiêu chuẩn và áp đặt người khác thực hiện.

Trẻ mang khuynh hướng bạo lực.

Khi đối mặt với những người không sống theo quy tắc chúng thường bị áp dụng, chúng thường đưa ra kết luận điều đó là sai trái. Và từ đó tự cho mình cái quyền trừng phạt đối với ai làm ngược lại. Hành vi bạo lực được hình thành.

Đối mặt với áp lực lớn từ gia đình

Đối với phương pháp dạy con kiểu độc đoán, cha mẹ có phần thưởng khi con làm đúng. Đồng thời không có bất kỳ sự khoan dung đối với hành vi sai trái. Chính điều này khiến cho chúng có cảm giác bị cô lập, cô đơn trong chính gia đình. Hậu quả suy nghĩ tiêu cực có thể dẫn đến hành động sai trái của chúng.
Chúng có cảm giác bị cô lập, cô đơn trong chính gia đình Chúng có cảm giác bị cô lập, cô đơn trong chính gia đình

Sai lầm nối tiếp sai lầm

Phần lớn cách nuôi dạy con theo phương pháp này đến từ chính những người được nuôi dạy theo hướng đó. Họ đã áp dụng vào việc nuôi dạy con cái. Nhưng nếu ngay từ đầu những quy chuẩn không được xem xét kỹ, nó sẽ là một sai lầm. Hoặc ở thời điểm quy chuẩn cha mẹ (ông bà) đưa ra là đúng, nhưng hiện tại thì không. Cha mẹ chính là người đang hướng bước đi sai cho trẻ. Sai lầm nối tiếp sai lầm.
Quá trình mang thai và nuôi con năm đầu rất vất vả, và để con nên người thì cần có một cách nuôi dạy phù hợpThực tế không có cách nuôi dạy đúng sai chỉ có cách nuôi dạy phù hợp. Nhưng phù hợp với đứa trẻ này chưa chắc đã tốt để dạy đứa trẻ khác. Cha mẹ nên cân nhắc cách nuôi dạy với từng đứa trẻ.
Suy cho cùng, một đứa trẻ dù được nuôi dạy bằng phương pháp nào, thì hãy luôn nhớ để cho con hiểu tình yêu thương của ba mẹ. Khi đó đứa trẻ chấp nhận mọi thứ ở ba mẹ, và sẽ tự có khả năng điều chính lối sống phù hợp.
Nguồn: suckhoedothi