Daiichi Việt Nam tuyển dụng lái xe tải 2017

Daiichi thương hiệu điện tử, điện lạnh và điện gia dụng hàng đầu việt nam đang có nhu cầu tuyển dụng đội ngũ lái xe tải với nhiều chế độ hấp dẫn, môi trường làm việc thân thiện...

Máy lọc nước Daiichi thế hệ mới nhất

Với việc sử dụng công nghệ nano diệt khuẩn, máy lọc nước daiichi đã và đang được nhiều người sử dụng ưa chuộng.

Nồi nướng thủy tinh halogen Daiichi

Với việc sử dụng công nghệ nấu ăn hoàn toàn mới Nồi nướng daiichi đã và đang được nhiều người sử dụng ưa chuộng.

Tuyển dụng lái xe tải công ty TNHH Daiichi Việt Nam

Daiichi thương hiệu điện tử, điện lạnh và điện gia dụng hàng đầu việt nam đang có nhu cầu tuyển dụng đội ngũ lái xe tải với nhiều chế độ hấp dẫn, môi trường làm việc thân thiện...

Pages

Hiển thị các bài đăng có nhãn sức khỏe. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn sức khỏe. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2020

Uống rượu sau bao lâu thì hết nồng độ cồn?

Uống rượu sau bao lâu thì hết nồng độ cồn là câu hỏi của rất nhiều người, nhất là trong thời điểm luật uống rượu bia mới có hiệu lực ngay từ ngày đầu tiên năm 2020.

Luật uống rượu bia 2020.

Luật rượu bia 2020 - Uống rượu sau bao lâu thì hết nồng độ cồn?
Luật rượu bia 2020 - Uống rượu sau bao lâu thì hết nồng độ cồn?
Theo nghị định 100/2019, có hiệu lực từ ngày 1/1/2020. Nghị định đã tăng mức phạt đối với 50 hành vi, nhóm hành vi vi phạm. Cụ thể:
Đối với người điều khiển ô tô vi phạm nồng độ cồn ở mức cao nhất (mức 3), sẽ phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (GPLX) 22 -24 tháng. Với người điều khiển phương tiện có nồng cồn vượt quá 80 miligam/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 ml/1 lít khí thở.
Đối với người điều khiển xe mô tô từ 6-8 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22-24 tháng.
Người điều khiển xe đạp, xe thô sơ từ 400-600 ngàn đồng

Uống rượu sau bao lâu thì hết nồng độ cồn.

Rượu (các chất có cồn) tồn tại bao lâu trong hệ thống của chúng ta?

Muốn biết uống rượu sau bao lâu thì hết nồng độ cồn, thì trước tiên bạn cần phải biết rượu các chất có cồn tồn tại bao lâu trong cơ thể chúng ta.
Mỗi cơ thể trung bình sẽ có thể xử lý một ly tiêu chuẩn mỗi giờ. Tuy nhiên, các yếu tố như tuổi tác, giới tính, trạng thái sức khỏe cơ thể đều ảnh hưởng đến tốc độ xử lý nồng độ cồn.
Một đơn vị cồn tiêu chuẩn
Một đơn vị cồn tiêu chuẩn
Trong đó: Đơn vị cồn = Dung tích (ml) x (Nồng độ (%) x Khối lượng riêng)
01 đơn vị tiêu chuẩn (10 gam cồn nguyên chất) tương đương với 3/4 chai hoặc một lon bia 330ml (5%), 01 ly rượu vang 100ml (13,5%), 01 cốc bia hơi 330ml, 01 chén rượu mạnh 30ml (40%).
Thông thường:
- Sau 6-12h, nồng độ cồn vẫn đo được trong máu.
- Sau 12-24h, nồng độ cồn vẫn đo được trong khí thở.
- Sau 36h vẫn đo được trong nước tiểu và sau 72h vẫn đo được khi xét nghiệm mẫu tóc.

Cơ thể xử lý rượu như thế nào?

Uống rượu sau bao lâu thì hết nồng độ cồn, chúng ta phải biết cơ thể đang xử lý rượu như thế nào? Rượu bia sau khi uống sẽ đi vào hệ tiêu hóa và đi đến dạ dày và ruột non.
Khoảng 20% rượu được hấp thụ qua dạ dày, và hầu hết 80% còn lại được hấp thụ ở ruột non. Sau đó trực tiếp vào máu. Khi vào máu, rượu được vận chuyển nhanh chóng đi toàn bộ cơ thể đó là lý do tại sao rượu lại tác động mạnh đến rất nhiều các cơ quan, hệ thống khác nhau trong cơ thể.
Cuối cùng rượu sẽ kết thúc ở gan, nơi phần lớn quá trình chuyển hóa rượu diễn ra. Trung bình gan sẽ có thể xử lý một đơn vị rượu tiêu chuẩn trong một giờ. Người ta ước tính từ 90% đến 98% tất cả rượu vào cơ thế được chuyển hóa và hấp thụ. Rượu còn lại sau đó được trục xuất khỏi cơ thể qua mồ hôi, nước tiểu, bãi nôn và phân.
Uống rượu sau bao lâu thì hết nồng độ cồn?

Uống rượu sau bao lâu thì hết nồng độ cồn?

Chi tiết xem tại: Uống rượu sau bao lâu thì hết nồng độ cồn?
Nguồn: Suckhoedothi

Thứ Hai, 23 tháng 12, 2019

Chuyện mẹ chồng nàng dâu có thực sự đáng sợ

Câu chuyện mẹ chồng nàng dâu, xưa nay đã có. Là đề tài đưa ra tranh luận nhiều nhất trong các diễn đàn xã hội. Tuy nhiên không vì thế mà các nàng găm vào đầu mẹ chồng luôn xấu bụng. Sự thực là có khá nhiều mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu tốt đẹp. Họ là may mắn gặp được mẹ như ý, hay đó là kết quả của cách ứng xử khôn ngoan?

Tâm thế ban đầu của người làm dâu. 

Dù lấy chồng vì lý do gì, tôi biết bạn luôn khao khát có được hạnh phúc. Hạnh phúc lại không đến từ của cải vật chất nó là sự tổng hợp dung hòa mọi thứ xung quanh bạn. Bạn không thể hạnh phúc khi chỉ hòa hợp với chồng, bạn cần hòa hợp với cả gia đình nhà chồng, đặc biệt là mẹ chồng.

Tâm thế làm dâu ban đầu rất quan trọng trong việc xác định quan hệ với mẹ chồng nàng dâu
Nếu ngay từ đầu đã sẵn sàng tư thế chống đối, sẽ rất khó tạo nên gia đình hạnh phúc. Bước vào hôn nhân với tâm thế đề phòng thì gặp bất cứ mẹ chồng nào, sóng gió sẽ vẫn xảy ra thôi. Bạn biết đó muốn được yêu thương trước tiên, bạn phải học cách yêu thương họ. Bạn nên hiểu rằng, mẹ chồng sẽ chẳng có bổn phận phải đón nhận và yêu thương bạn. Muốn được yêu thương bạn phải quan tâm thấu hiểu và cư xử với mẹ một cách chân thành. Khi ấy mọi điều mới có thể trở nên tốt đẹp bền lâu.

Luôn cố gắng thấu hiểu, và đối xử chân thành với mẹ chồng. 

Thấu hiểu là cách đầu tiên và đơn giản nhất để xây dựng mới quan hệ. Thấu hiểu một người không phải là điều dễ dàng nhưng nếu thực sự quan tâm, thì việc hiểu cũng không quá khó. Đầu tiên bạn cần hỏi chồng bạn về tính cách của mẹ chồng, tiếp đó để ý những biểu hiện cảm xúc của bà.

Bữa cơm gia đình

Thông thường, mẹ chồng đặc biệt là những người phải sống qua những năm chiến tranh. Sự khó khăn trong quá khứ sẽ có thể khiến mẹ chồng dị ứng với các món ăn đường phố, cũng như việc ăn ngoài. Dù không cản, nhưng thường sẽ cảm thấy không vui, luôn lo cho sức khỏe, tiền bạc của con cái. Hơn nữa với người lớn, bữa cơm gia đình rất quan trọng, là lúc mọi người quây quần nói chuyện cùng nhau.
Do vậy, để được lòng bạn nên hạn chế ăn ngoài. Hoặc bạn có thể tranh thủ giờ nghỉ trưa rủ chồng đi ăn những món yêu thích.

Quan hệ mẹ chồng nàng dâu sẽ phụ thuộc đáng kể vào bữa cơm gia đình

Trò chuyện trong bữa cơm

Bữa cơm luôn có ý nghĩa gắn kết gia đình bởi những câu chuyện trên trời dưới bể. Đó là nét riêng trong văn hóa của người Việt Nam. Nhưng không phải chuyện gì bạn cũng có thể nói trên bàn ăn. Câu chuyện được kể nên là câu chuyện mọi người đều có thể hiểu và có thể biết. Nhiều mẹ, khả năng cập nhật thông tin xã hội không tốt. Câu chuyện trên bữa cơm có thể khiến bà lạc lõng. Cả ngày bà chỉ mong đến bữa cơm tối cùng cả nhà đông đủ, giờ trong bữa ăn lại như "người thừa"  bà vui sao được.
Do vậy, bạn trong bữa ăn bạn cần lựa chọn những câu chuyện bà thích. tập trung hỏi han sức khỏe, trò chuyện với bà. Chỉ một thay đổi nhỏ thôi nhưng tôi sẽ nghĩ là bà sẽ vui vẻ, cởi mở hơn hẳn đó. 

Vậy còn chuyện quà cáp, và sức khỏe của mẹ chồng, bằng cách nào nàng dâu có thể cân bằng? Chi tiết xem tại Chuyện mẹ chồng nàng dâu có thực sự đáng sợ
Nguồn: Suckhoedothi

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2019

6 Cách giải rượu ít tổn hại sức khỏe

Dù biết tác hại của uống rượu bia nhưng vì một số nguyên nhân khiến bạn vẫn phải uống. Vậy đâu là cách giải rượu nhanh và ít tổn hại đến sức khỏe.

Cách giải rượu bằng trà gừng mật ong.

Trong đông y, gừng có tím ấm, vị cay, thuộc 3 kinh phế, tỳ, vị có tác dụng tán hàn, ôn trung, tiêu đàm, hành thủy và giải độc. Đặc tính sinh khương của gừng có tác dụng chống nôn ói.
Cách giải bia rượu bằng trà gừng
Cách giải bia rượu bằng trà gừng
Giải rượu: Uống trà gừng nóng thúc đẩy quá trình lưu thông máu, giúp tiêu tan lượng cồn trong máu, nhanh chóng làm giảm tình trạng say xỉn, cũng như đau đầu lúc tỉnh dậy sau khi uống say. Hiệu quả giải rượu sẽ tăng lên khi kết hợp cùng mật ong.

Uống nước dừa

Cách giải rượu tốt nhất là dùng những thứ có tác dụng làm cân bằng lại những gì rượu bia gây ra. Uống rượu bia khiến cho cơ thể mất nước, kéo theo là mất cân bằng các chất điện giải khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi.
Nước dừa chứa vitamin và khoáng chất thiết yếu, bù đắp lượng thiếu hụt điện giải tốt nhất. Do đó uống nước dừa là một trong những cách giải rượu tốt.
Cách giải rượu bằng nước dừa 
Cách giải rượu bằng nước dừa
Uống nước dừa vào buổi sáng sẽ giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng sau một đêm mệt mỏi vì đã quá chén.

Nước cam

Nước cam pha thêm một chút đường cũng là thức uống giải rượu tốt.

Nước ép dưa hấu, cà chua.

Bạn cũng có thể giải rượu bằng nước ép 150g cà chua hoặc 200g dưa hấu. Với loại nước này bạn có thể sau khi tiệc rượu hoặc vào sáng ngày hôm sau.
Giải rượu bằng nước ép cà chua
Giải rượu bằng nước ép cà chua

Mía - nước giải rượu thần thánh nhất.

Mía được xếp đầu trong danh sách giải rượu vì tính ngọt mát tự nhiên giúp giải nhiệt, thanh lọc cơ thể hơn nữa lại dễ hấp thụ. Tuy nhiên, khi say rượu mọi người nên dùng mía ép tươi chứ không nên dùng đường chế từ mía đã tinh luyện.

Nước rau cần.

Cho 100g rau cần vào cối và giã nát. Thêm nước lọc vào. Lọc lấy nước uống. Nước từ rau cần giúp giảm triệu chứng nhức đầu do uống nhiều rượu bia. Trong buổi tiệc rượu, món ăn có rau cần cũng có tác dụng giúp cho thực khách tỉnh táo hơn.

Trên đây là vài cách giải rượu giúp bạn đối phó với cơn say rượu. Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tạm thời, suy cho cùng uống rượu bia vẫn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Do đó tốt hơn là bạn nên cân nhắc trước khi uông, vì sức khỏe của mình và của những bạn nhậu.

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2019

Vòng đời phát triển của muỗi như thế nào?

Vòng đời của muỗi bao gồm bốn giai đoạn: trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành.

Giai đoạn: Trứng

Muỗi cũng phân thành muỗi cái và muỗi đực, và chỉ có muỗi cái mới có khả năng đẻ trứng. Để trứng phát triển muỗi cái cần một bữa ăn dinh dưỡng từ máu. Với mỗi lần, muỗi cái có thể đẻ vài trăm quả trứng. Những quả trứng sẽ được muỗi đẻ ở những nơi có nước. Chính vì thế để hạn chế quá trình dinh sản của muỗi, chúng ta cần xử lý những khu vực ao tù nước đọng. Những quả trứng sẽ kết bè với nhau nổi trên mặt nước, hoặc nổi độc lập. Sau 24 đến 48 giờ, trứng sẽ nở và giải phóng ấu trùng.

Giai đoạn: Ấu trùng

Đây là giai đoạn thứ 2 trong vòng đời của muỗi. Giai đoạn này sẽ kéo dài khoảng 7 ngày tùy thuộc vào điều kiện thức ăn và nhiệt độ. Trong thời gian này, chúng ta có thể ngăn chặn sự phát triển tiếp theo của ấu trùng bằng các loại thuốc diệt bọ gậy.
Vòng đời của muỗi gồm 4 giai đoạn
Vòng đời của muỗi gồm 4 giai đoạn

Giai đoạn: Nhộng

Từ một tuần cho đến mười ngày sau khi trứng nở, ấu trùng sẽ biến thành nhộng. Lúc này, nhộng có thể thở oxy. Tuy nhiên chúng chưa thể ăn cũng như cắn. Khi ở trong trạng thái nhộng, chúng vẫn có thể bị tác động khi dùng thuốc diệt muỗi.

Giai đoạn: Trưởng thành

Khi trưởng thành muỗi sẽ ăn mật hoa hoặc nhựa cây. Muỗi đực không hút máu, chỉ có muỗi cái mới cần có bữa ăn có máu để phục vụ sinh sản. Muỗi trưởng thành sống trong khoảng thời gian từ sáu đến tám tuần. Một con cái sẽ đẻ nhiều loạt trứng trong suốt cuộc đời. Đối với muỗi trưởng thành này để diệt được chúng ta cần có thuốc diệt muỗi dạng xịt (phun).
Xem thêm: Cách phòng và chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết
[embed]https://youtu.be/errWbCeNhJo[/embed]
 Theo Suckhoedothi

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2019

Folate - Axit folic cho bà bầu và toàn bộ thông tin bạn cần biết

Folate hay axit folic cho bà bầu - vitamin không thể thiếu cho bà bầu. Cụ thể axit folic là gì, tại sao cần và khi nào cần, đâu là thực phẩm nhiều axit folic? Những biểu hiện của người thiếu axit folic là gì?

Axit folic là gì?

Axit folic hay còn được gọi là folate là một dạng vitamin B9. Khi nguồn cung cấp đến từ nguồn thực phẩm, người ta gọi nó là folate. Khi nó được bổ sung dưới dạng như một sản phẩm bổ sung tăng cường, được gọi là axit folic. Đây là chất thiết yếu trong thai kỳ vì nó giúp ngăn ngừa một số dị tật bẩm sinh.
Axit folic hay còn được gọi là folate là một dạng vitamin B9.  Axit folic hay còn được gọi là folate là một dạng vitamin B9.
Thiếu folate gây ra một dạng thiếu máu. Không những cần axit folic cho bà bầu, cơ thể tất cả chúng ta đều cần folate (axit folic) để sản xuất các tế bào hồng cầu bình thường. Đảm bảo mọi hoạt động của ADN như: sự phát triển, sản xuất, sửa chữa.

Tại sao axit folic cho bà bầu cần cả trước và trong khi mang thai?

Theo nghiên cứu đăng trên ncbi: Axit folic giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh (NTD). Ống thần kinh là một phần của phôi, phôi hình thành nên não và cột sống. Khi bà bầu được cung cấp đầy đủ axit folic, đứa trẻ sinh ra sẽ tránh được các bệnh ảnh hưởng đến tủy sống như (nứt đốt sống) và bệnh não.
Các khuyết tật ống thần kinh xảy ra trong những tuần đầu của thai kỳ - trước khi người phụ nữ biết mình đang mang thai. Đó là lý do bạn cần bổ sung folate ngay trước khi bạn mang thai (chuẩn bị mang thai).
Theo trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), NTD ảnh hưởng đến khoảng 3000 ca mang thai mỗi năm trên toàn đất nước. Thống kê tại Việt Nam là chưa có. Nhưng lời khuyên là bạn cần bổ sung axit folic ít nhất một tháng trước khi thụ thai và trong ba tháng đầu của thai kỳ để có thể giảm 70% nguy cơ dị tật ống thần kinh ở bé.
Bên cạnh đó axit folic còn cần thiết cho sự phát triển của tế bào nhau thai giúp em bé phát triển khỏe mạnh. Một số nghiên cứu còn chỉ ra axit folic giúp giảm nguy cơ dị tật sứt môi, hở hàm ếch và một số loại dị tật ở tim.
Theo CDC bà bầu cần được cung cấp 400 mcg axit folic mỗi ngày
Theo CDC bà bầu cần được cung cấp 400 mcg axit folic mỗi ngày

Các dấu hiệu bà bầu thiếu axit folic?

Các dấu hiệu thiếu axit folic có thể trùng với một vài triệu chứng của vấn đề khác ở cơ thể. Nhưng trong thời kỳ mang thai mà bạn đang có dấu hiệu này bạn cần chú ý đi khám:
  • Cáu gắt
  • Thiếu máu
  • Mệt mỏi
  • Đau lưỡi
  • Bệnh tiêu chảy
  • Giảm cân
  • Cơ thể bị yếu
  • Nhức đầu
  • Đánh trống ngực
  • Khó thở

Axit folic cho bà bầu bao nhiêu là đủ?

Ngoài việc ăn thực phẩm giàu folate, theo chuyên gia tất cả các phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên uống 400mcg axit folic mỗi ngày. Thời gian bạn nên bắt đầu bổ sung thêm đó là ít nhất một tháng trước thời điểm bạn muốn thụ thai.
Lượng 400 mcg là lượng CDC khuyến nghị. Ngoài ra trên bộ y tế Việt Nam đưa ra các thông số như sau: Nhu cầu acid folic ở người lớn là 180- 200mcg. Đối với phụ nữ mang thai liều cao hơn: 360 - 400mcg (giúp trẻ sinh ra không bị dị tật ở ống thần kinh như tật nứt đốt sống). Phụ nữ nuôi con bú cần liều lượng acid folic ít hơn: trong 6 tháng đầu 280mcg và 6 tháng kế tiếp là 260mcg.
Con số khuyến nghĩ được đưa trên ngưỡng trung bình. Để biết chính xác cơ thể bạn cần bao nhiêu bạn cần hỏi bác sĩ chuyên khoa. Nên nhớ dùng nhiều vitamin tổng hợp mỗi ngày thường không tốt.

Bà bầu có nên bổ sung các sản phẩm chứa axit folic ngoài thực phẩm?

Câu trả lời là có. Thật khó để đảm bảo bạn được cung cấp đủ folate từ thực phẩm. Trong trường hợp sinh đẻ ở nước ta cũng thường không theo dự định nếu có thể thì bạn nên uống bổ sung acid folic mỗi ngày.

Khi nào cần thêm axit folic?

Lượng acid folic cho bà bầu cần thiết ở mỗi người là khác nhau. Nhưng trong những trường hợp sau nhất thiết bạn phải bổ sung thêm acid folic:
  • Nếu trước đó, một em bé của bạn bị NTD do thiếu acid folic. Việc này sẽ làm giảm 70% nguy cơ. Theo CDC, bạn nên dùng 4.000 mcg axit folic mỗi ngày, bắt đầu ba tháng trước khi mang thai và trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ. (Sau đó, bạn có thể dùng 400 mcg mỗi ngày trong suốt thời gian còn lại của thai kỳ.)
  • Bạn mang thai đôi: Đây là điều chắc chắn, 2 bé sẽ cần nhiều axit folic hơn một bé.
  • Bạn đang mắc bệnh về tiểu đường hoặc đang dùng một số loại thuốc liên quan đến thần kinh. Điều này làm tăng nguy cơ sinh con bị NTD, việc bổ sung axit folic là cần thiết.
  • Nếu cơ thể bạn có bất thường về gen: Vì những đột biến có thể khó khăn trong việc xử lý folate và axit folic tăng nguy cơ bị NTD.
Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng giai đoạn
Trong các trường hợp này bổ sung thêm axit folic là cần thiết. Nhưng bạn cần đến gặp bác sĩ để xác định lượng bổ sung phù hợp là bao nhiêu.

Axit folic có gây ra tác dụng phụ không?

Hầu hết mọi người không có bất kỳ tác dụng phụ nào khi dùng axit folic dưới 1000 mcg mỗi ngày. Với việc tiêu thụ nhiều folate trong chế độ ăn hàng ngày thì không có ảnh hưởng đến cơ thể. Tuy nhiên, bệnh nhân ung thư cần hạn chế do axit folic giúp tăng khả năng phân chia tế bào.
Tuy nhiên, dùng liều cao trong thời gian dài có thể gây ra các triệu chứng như:
  • Chuột rút bụng
  • Bệnh tiêu chảy
  • Buồn nôn
  • Đầy hơi
  • Các vấn đề liên quan đến giấc ngủ
  • Cáu gắt
  • Rối loạn tinh thần
Trong một số ít các trường hợp, axit folic có thể gây ra dị ứng. Như: bị phát ban, ngứa, đỏ, hoặc khó thở. Khi đó bạn cần ngưng bổ sung axit folic đến các cơ sở uy tín, bác sĩ khám và cho lời khuyên.
[caption id="attachment_4582" align="aligncenter" width="650"]Thực phẩm giàu axit folic cho bà bầu Thực phẩm giàu axit folic cho bà bầu

Những thực phẩm giàu axit folic cho bà bầu?

  • Rau lá có màu xanh đậm.

  • Các loại hạt hạt

Các loại như: hạt hướng dương, hạt hạnh nhân, óc chó, macca, đậu phộng bên cạnh lượng Omega 3 dồi dào, còn chứa một lượng folate cực lớn. Cụ thể:
Hạt hướng dương: ¼ chén = 82 mcg folate ( 21% nhu cầu mỗi ngày)
Hạt hạnh nhân: 1 chén = 46 mcg
Đậu phộng: ¼ chén = 88 mcg folate ( 22 %)
  • Bông cải xanh: Một chén bông cải xanh có chứa 24% nhu cầu folate mỗi ngày.

  • Trái cây họ cam quýt

Đu đủ: 1 quả đu đủ = 115 mcg Folate ( 29% mức tiêu thụ cần mỗi ngày)
Cam: 1 trái cam = 40 mcg Folate ( 10% mức tiêu thụ cần mỗi ngày)
Bưởi: 1 trái bưởi = 30 mcg Folate ( 8%)
Dâu tây: 1 chén = 25 mcg Folate.
  • Măng tây

1 chén măng tây luộc cung cấp 252 mcg axit folic tương đương 65% nhu cầu axit foic hàng ngày.
Măng tây là loại thực phẩm giàu axit folic
Măng tây là loại thực phẩm giàu axit folic
  • Các loại đậu

Đậu lăng: 1 cup = 358 mcg folate ( 90% khẩu phần mỗi ngày)
Đậu đen: 1 cup = 256 mcg folate
Đậu xanh: 1 cup = 101 mcg folate
  • Bơ: mỗi cốc bơ có chứa 90mcg folate

  • Đậu bắp: một chén đậu bắp chứa 37 mcg axit folic.

  • Súp lơ: một chén có khoảng 55 mcg folate

  • Lòng đỏ trứng:

Dinh dưỡng từ trứng chắc khỏi cần phải bàn. Không phải ngẫu nhiên mà bà bầu được khuyên ăn nhiều trứng hơn trong các bữa ăn hàng ngày.
Tuy nhiên cũng khá khó để đảm bảo, hấp thụ hoàn toàn lượng folate trong thực phẩm. Hàm lượng chất dinh dưỡng có thể bị mất trong quá trình bảo quản và chế biến thức ăn. Lời khuyên vẫn là hãy gặp và nhận lời khuyên từ các bác sĩ uy tín.
Tùy từng mức độ thiếu axit folic mà cơ thể bạn sẽ có các biểu hiện nặng nhẹ khác nhau. Lời khuyên của chúng tôi là bạn vẫn nên gặp bác sĩ để hỏi về lượng cung cấp axit folic. Tránh trường hợp lượng axit folic cho bà bầu không đủ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Xem thêm: Đau đầu khi mang thai nguyên nhân là gì? Cách chữa như thế nào?

Nguồn: Suckhoedothi

Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2019

Xác định chất lượng nước qua bút thử nước TDS?

Ô nhiễm nước làm xáo trộn cuộc sống và tác động trực tiếp đến sức khỏe chúng ta. Nhu cầu sử dụng nước sạch là chính đáng. Trước lo lắng về chất lượng nguồn nước, người dân đã tự trang bị cho mình bút thử nước TDS. Nhưng liệu đây có phải là sản phẩm xác định chất lượng nước sạch - bẩn?

Bút thử nước TDS là gì?

Bút thử TDS là thiết bị cầm tay nhỏ được sử dụng để chỉ ra tổng chất rắn hòa tan trong dung dịch. Song song với chỉ số chất rắn, tính dẫn điện cũng được bút thử nước kiểm tra. Nhờ đặc tính từ các chất rắn hòa tan (dưới dạng ion) quyết định tính dẫn điện của dung dịch.

Những lời quảng cáo về bút thử TDS.

Bút thử nước TDS - cách kiểm tra nước sạch trong nháy mắt.
Căn cứ vào cách chỉ số đo, các nơi bán bút thử nước khẳng định:
  • Nước dưới 500 mg/l phù hợp cho ăn uống, nước trên 1000 mg/l không dùng làm sinh hoạt.
  • Nước có chỉ số đo được càng nhỏ, nghĩa là nước đó càng sạch.
Những lời quảng cáo Bút thử TDS có đúng?
Những lời quảng cáo Bút thử TDS có đúng?
Đúng. Độ cứng cho tiêu chuẩn cho nước ăn uống dưới 500 mg/l, lớn hơn sẽ ảnh hưởng đến mùi vị, chất lượng của thức ăn. Đó là khuyến cáo của WHO, cũng như thông báo của bộ Y tế. Đối với nước sinh hoạt trên mức 1000 mg/l gây hỏng hóc các thiết bị trong gia đình và được khuyến cáo không nên sử dụng.
Còn đối với các chỉ số nước TDS càng nhỏ thì nước "càng sạch". Đây là nhận định gây hiểu lầm. Đúng là nước có chỉ số TDS càng nhỏ, nước sẽ càng sạch. Tuy nhiên sạch không có nghĩa là có lợi cho ăn uống. Độ sạch này đang lấy tiêu chuẩn nước cất để so sánh.
Theo bộ y tế, nước phù hợp cho ăn uống là nước có chỉ số TDS thuộc khoảng từ 100-300 mg/l. Nhỏ hơn con số này là nước quá sạch không còn chứa các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Lớn hơn thì ảnh hưởng đến mùi vị của nước cũng như món ăn khi chế biến.

Tác hại của "nước sạch" theo quảng cáo bút thử TDS.Nước tinh khiết- nước cất thiếu các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể 

Nước tinh khiết- nước cất thiếu các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể
Nước sạch từ quảng cáo bút thử TDS chính là nước tinh khiết. Nước tinh khiết - nước cất không thực sự tốt cho sức khỏe, chúng không hề chứa khoáng chất cơ thể cần. Thứ tồn tại trong nó chỉ bao gồm hidro và oxi (H2O). Đây là nước sạch, nhưng không tốt cho cơ thể. Một số vẫn ưa thích loại nước này, và cho rằng cơ thể hoàn toàn có thể nhận được khoáng chất từ thực phẩm khác. Nhưng theo nghiên cứu khoáng chất trong nước là dạng dễ hấp thu nhất và đóng góp khoảng 40% lượng khoáng chất trong cơ thể. Sử dụng nước có độ TDS thấp là sự lựa chọn ở bạn.

Kết luận, bút thử TDS có xác định được chất lượng nước hay không?

Bút thử TDS liệu có khẳng định nước sạch?
Bút thử TDS liệu có khẳng định nước sạch?
Như đã nói ở trên bút thử TDS là sản phẩm dùng để đo lượng chất rắn hòa tan trong nước. Bút thử chỉ đo được lượng ion trong nước như natri, canxi, magie, crom, mangan,.. - loại có lợi hoặc không có lợi. Chính lẽ đó, máy không có khả năng đo được những thứ không tích điện như dầu động cơ, xăng, nhiều loại dược phẩm và thuốc trừ sâu. Như vậy còn vô và các chỉ số an toàn của nước chưa được máy xác định. Căn cứ vào bút thử, rồi khẳng định nước sạch hay bẩn là thiếu căn cứ. Lời khuyên chân thành của chúng tôi: Khi muốn kiểm tra nước sạch bạn nên mang mẫu tới trung tâm xét nghiệm. 
Cũng theo KS Nguyễn Văn Lâm, Viện Hóa học, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam nêu rõ quan điểm “TDS là tổng các chất rắn hòa tan trong nước. Đây chỉ là một chỉ tiêu biểu kiến ước lượng có trong nước chứ không thể hiện được chất lượng nước này thế nào, có độc hay không. Vì thế, nếu nói dùng bút thử TDS để biết được độ an toàn của nước đang dùng là chưa chính xác”.
Kết luận, với một chiếc bút 200-300 ngàn trên thị trường, bạn chưa thể đảm bảo nước gia đình bạn đã đảm bảo hay chưa. Cách tốt nhất là sử dụng máy lọc nước. Và nếu chưa tin tưởng bạn nên mang mẫu nước đi xét nghiệm. Lời khuyên chân thành của chúng tôi: Bút thử nước TDS là không cần thiết! -- đó là sự lãng phí.

Thứ Hai, 25 tháng 11, 2019

Đổ mồ hôi đêm ở trẻ nhỏ và những điều cha mẹ cần biết!

Đổ mồ hôi đêm là tình trạng phổ biến ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Mỗi lần thức dậy bé có thể ướt sũng áo mặc, đầu thì như vừa mới gội. Hiện tượng này ảnh hưởng đến sức khỏe của bé như thế nào?

Đồ mồ hôi đêm ở trẻ nhỏ là bình thường?

Hầu hết các triệu chứng đổ mồ hôi đêm ở trẻ nhỏ là bình thường. Có rất nhiều bé từ sơ sinh đến 11 tuổi bị đổ mồ hôi đêm khi ngủ.
Hầu hết các triệu chứng đổ mồ hôi đêm ở trẻ nhỏ là bình thường
Hầu hết các triệu chứng đổ mồ hôi đêm ở trẻ nhỏ là bình thườngTrẻ em dễ đổ mồ hôi hơn người lớn vào ban đêm vì chúng có thời gian ngủ sâu hơn. Trong khi đó hệ thống điều chỉnh nhiệt độ chưa hoạt động tốt và tỷ lệ tuyến mồ hôi hoạt động cao hơn so với kích thước cơ thể.
Mặc dù con bạn đang thức dậy trong bộ đồ ngủ ướt đẫm mồ hôi nhưng bé có thể hoàn toàn thoải mái. Ngoài ra nguyên nhân quá nóng cũng khiến bé đổ mồ hôi.

Làm sao để biết là bé đang quá nóng hay đang đổ mồ hôi bình thường?

Nếu bé đổ mồ hôi khi ngủ sâu là bình thường, nhưng nếu sớm hơn thì rất có thể bé đang bị nóng. Cha mẹ cần chú ý điều chỉnh lại nhiệt độ và đảm bảo bé không đắp quá nhiều chăn.

Các nguyên nhân đổ mồ hôi đêm ở trẻ nhỏ.

Thừa cân là một nguyên nhân gây ra tình trạng đổ mồ hôi đêm
Thừa cân là một nguyên nhân gây ra tình trạng đổ mồ hôi đêm
  • Chất liệu quần áo ngủ quá nóng.
  • Nhiệt độ phòng cao, phòng thiếu không khí.
  • Ga trải giường quá dày và lớn.
  • Nhiễm trùng là nguyên nhân khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc.
  • Bé gặp ác mộng khi ngủ.
  • Bé thừa cân.
  • Ăn thức ăn cay nóng, khó tiêu trước khi đi ngủ.
  • Tình trạng ngưng thở.
  • Đổ mồ hôi đêm còn do các tình trạng liên quan đến giấc ngủ như ngáy.
  • Cảm lạnh và ho gây nghẹt mũi.
  • Lo lắng, sợ hãi cũng khiến bé đổ mồ hôi trong đêm.

Các triệu chứng đi kèm khi bé đổ mồ hôi đêm quá nhiều.

  • Bé thở hổn hển khi ngủ.
  • Nhịp thở của con bạn có thể không đều.
  • Con bạn có thể mệt mỏi và kiệt sức suốt cả ngày.
  • Bé thường xuyên mở miệng khi ngủ.

Mồ hôi đêm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như thế nào?

Hầu hết vấn đề đổ mồ hôi đêm là bình thường. Nhưng nếu đột nhiên bé bị, và lượng mồ hôi nhiều hơn mức hình dung, bé cần được đưa đi khám. Bác sĩ sẽ muốn biết lịch sử liên quan đến sức khỏe của con bạn, bao gồm mọi thói quen liên quan đến giấc ngủ. Bác sĩ cũng sẽ hỏi về không gian của ngôi nhà, hỏi về nhiệt độ và thông gió. Sau đó, kiểm tra tổng quát sẽ được thực hiện để xem liệu con bạn có bị nhiễm trùng trong xoang hoặc tai, hoặc bất kỳ vấn đề tiềm ẩn nào khác không.

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị đổ mồ hôi đêm.

Đổ mồ hôi đêm có thể khiến trẻ bị mất nước và cảm lạnh. Cho nên, cha mẹ cần giúp con uống đủ nước. Mặc quần áo mềm, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Phòng ngủ của bé nên là nơi thông thoáng khí.
Nếu nguyên nhân đổ mồ hôi của bé là do rối loạn hoặc bệnh, cần tuân thủ các biện pháp sức khỏe theo lời khuyên của bác sĩ.

Làm cách nào để tình trạng đổ mồ hôi đêm ở trẻ nhỏ giảm bớt?

Trò chuyện cùng bé, giải tỏa những vấn đề làm bé căng thẳng (khó chịu) khi ở trường học.
Trò chuyện cùng bé, giải tỏa những vấn đề làm bé căng thẳng (khó chịu) khi ở trường học.
  • Luôn đảm bảo nơi bé ngủ có nhiệt độ thoải mái suốt cả đêm.
  • Hạn chế cho trẻ ăn cay, và đồ khó tiêu vào buổi tối. Và tuyệt đối không để trẻ ngủ ngay sau khi ăn tối.
  • Sau khi ăn tối, bé cần được hoạt động chơi đùa, như thế sẽ giúp trẻ có một giấc ngủ ngon hơn.
  • Chọn quần áo ngủ loại tốt, dễ dàng thấm hút mồ hôi.
  • Hạn chế để quá nhiều chăn, nệm trên giường ngủ của bé (mọi thứ chỉ cần ở mức đủ)
  • Trò chuyện cùng bé, giải tỏa những vấn đề làm bé căng thẳng (khó chịu) khi ở trường học.
  • Ngoài ra cần chú ý đến những gì bé đã ăn và uống (thuốc). Đó có thể là nguyên nhân khiến bé đổ mồ hôi nhiều hơn.
  • Đọc thêm: Phương pháp nuôi dạy độc đoán tác động đến con như thế nào?

Nguồn: Suckhoedothi

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2019

Bảo hiểm y tế đem lại quyền lợi gì cho người tham gia?

Bảo hiểm y tế ngày càng làm tốt nhiệm vụ ổn định an sinh. Nhờ đó mà người dân nghèo đã có thể tiếp cận với y học tiên tiến.

Bảo hiểm y tế là gì?

Bảo hiểm y tế là loại hình bảo hiểm, giúp người tham gia được hưởng hỗ trợ các chi phí khám chữa bệnh. Tùy vào nhóm đối tượng và mức đóng, bên bảo hiểm sẽ chi trả từ 80% đến 100% đối với mỗi nhóm bệnh, nhóm thuốc thuộc danh mục bảo hiểm.
Bảo hiểm y tế là gì Bảo hiểm y tế là gì

Lợi ích chung của người tham gia bảo hiểm y tế.

Quyền lợi được mua bảo hiểm.

Bảo hiểm y tế hiện có 2 hình thức tự nguyện và bắt buộc.

Trường hợp bắt buộc:

  • Bảo hiểm y tế do cả người lao động và người sử dụng lao động đóng.
  • BHYT do cơ quan BHXH đóng (gia đình chính sách, nhóm đối tượng ưu tiên)
  • Do ngân sách nhà nước đóng
  • Được hỗ trợ một phần bởi ngân sách nhà nước
  • Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình.
  • Nhóm do người sử dụng lao động đóng.

Trường hợp tự nguyện:

Gồm những người không thuộc 6 nhóm trên.
Tham gia bảo hiểm y tế là cách tốt nhất để tiếp cận với y tế tiên tiếnTham gia bảo hiểm y tế là cách tốt nhất để tiếp cận với y tế tiên tiến

Quyền lợi khám chữa bệnh

Người tham gia bảo hiểm y tế sẽ được chi trả từ 80 đến 100% số tiền khám chữa bệnh và tiền thuốc mem thuộc diện chi trả của Bảo hiểm y tế, khi tham gia khám chữa bệnh tại cơ sở y tế công cộng và tư nhân (có liên kết). Chi tiết xem bên dưới.
Được chọn một cơ sở y tế khám chữa bệnh gần nơi cư trú hoặc công tác theo hướng dẫn của Cơ quan bảo hiểm xã hội. Được đổi nơi đăng ký ban đầu vào mỗi quý.
Danh mục thuốc thuộc diện chi trả của Bảo hiểm y tế.

Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2019

Thức ăn tốt cho bà bầu bổ sung sắt tốt nhất

Sắt cần thiết cho cả mẹ và bé trong suốt thời gian mang thai. Thiếu sắt em bé có thể bị sinh non, thiếu cân, mẹ bầu thường xuyên hoa mắt chóng mặt. Vậy đâu là thức ăn tốt cho bà bầu? Bà bầu có nên bổ sung thêm sắt từ ngoài thực phẩm?

Tại sao cần bổ sung sắt khi mang bầu?

Sắt là nguyên tố vi lượng tổng hợp nên hemoglobin. Chất này có nhiệm vụ vận chuyển oxi đi khắp cơ thể. Khi mang thai, bé được nuôi dưỡng nhờ máu và lượng oxi nhận được từ cơ thể mẹ. Để đảm bảo cả mẹ và bé phát triển tốt bà bầu cần được cung cấp sắt nhiều hơn.

Cụ thể: 

Với em bé: bé dễ bị suy dinh dưỡng, dẫn đến sinh non, nhẹ cân. Thiếu máu ngay trong bụng mẹ ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và trí não, tác động đến IQ của trẻ sau này.
Với mẹ bầu: mẹ bầu thiếu máu thường có biểu hiện hoa mắt chóng mặt, khó thở. Nguy cơ sảy thai, rong huyết sau sinh cao. Nguy hiểm hơn thiếu máu thiếu sắt sẽ làm gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh lý nhiễm trùng và tỉ lệ tử vong cho cả mẹ và bé.
Theo SKĐS, mẹ bầu nên bổ sung ít nhất 27 mg chất sắt mỗi ngày, không vượt quá 45 mg trong suốt thời gian mang thai.
Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng giai đoạn

Thức ăn giàu sắt cho bà bầu.

Thực phẩm giàu sắt cho bà bầu Thực phẩm giàu sắt cho bà bầu
Sắt ở thực phẩm được chia là 2 dạng: heme và nonheme. Heme được tìm thấy trong các sản phẩm từ động vật. Và nonheme được tìm thấy trong các sản phẩm đến từ thực vật. Thực tế, cơ thể chúng ta hấp thụ sắt tốt hơn ở dạng heme. Nhưng nếu ăn chay, bạn vẫn có thể nhận được đủ lượng sắt cần thiết với những thức ăn tốt cho bà bầu bổ sung.

Thức ăn giàu sắt Heme

  • Gan
  • Hàu, sò và trai
  • Các loại thịt đỏ như: thịt bò và thịt cừu
  • Cá mòi đóng hộp
  • Gà và gà tây
  • Thịt lợn và giăm bông
  • Thịt bê

Thức ăn giàu sắt Nonheme

Top thực vật giàu sắt cho bà bầu
  • Các loại ngũ cốc dạng hạt: gạo, bột mỳ, ngũ cốc,...
  • Đậu nấu chín và đậu lăng
  • Đâụ hũ
  • Bí ngô, bí xanh
  • Các loại hạt: hạt dưa, hạt bí, hướng dương
  • Đậu xanh, đậu nành, đậu đen, đậu lăng,
  • Quả mơ
  • Khoai tây
  • Rau có màu xanh đậm: bông cải xanh
  • Đậu Hà Lan

Kết hợp cùng thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C giúp cơ thế hấp thụ sắt tốt hơn Vitamin C giúp cơ thế hấp thụ sắt tốt hơn
Để hấp thụ lượng sắt tối đa bạn nên kết hợp ăn cùng thực phẩm chứa hàm lượng vitamin C cao:
  • Những loại quả có múi: cam, chanh, bưởi
  • Bông cải xanh
  • Rau xanh lá
  • Dưa
  • Quả kiwi
  • Ớt
  • Dâu tây
  • Cà chua

Dấu hiệu của người thiếu sắt

Thiếu sắt là thiếu máu. Từ đó làm cho số lượng hồng cầu giảm, thường dẫn đến mệt mỏi, trí nhớ kém, chóng mặt da nhợt nhạt hoặc khó thở.
Dấu hiệu của người thiếu sắt: "thèm ăn những thứ không phải thực phẩm". Như đất sét, vữa tường,... Tình trạng hay diễn ra ở trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Hiện tượng móng tay giòn, dễ gãy, lõm hình thìa (loạn dưỡng móng chân, tay);  môi khô và nứt ở góc môi (gây đau và khó khăn trong ăn uống, nói, cười… ). Hội chứng chân không yên (chân bồn chồn, có cảm giác ngứa ran hoặc cảm giác như có côn trùng bò bên trong chân gây khó chịu mà không rõ nguyên nhân); sưng lưỡi (gây khó khăn trong việc nhai, nuốt hoặc nói)… Cũng đều là dấu hiệu của người thiếu máu do thiếu sắt. Thiếu máu do thiếu chất sắt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và giới tình. Nhưng thiếu sắt ở bà bầu sẽ làm tăng nguy thai phụ tử vong, em bé sinh ra có nguy cơ mắc bệnh cao, yếu ớt, chân tay chậm phát triển.
[Thiếu sắt khiến cơ thể bị mệt mỏi Thiếu sắt khiến cơ thể bị mệt mỏi

Có cần bổ sung sắt ngoài thức ăn cho bà bầu không?

Phụ nữ có thai nên được bổ sung sắt. Khi bổ sung cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, Không nên tự ý dùng, tránh trường hợp quá liều. Bổ sung sắt qua thực phẩm vẫn là cách tốt nhât.

Khi được bác sĩ kê đơn thuốc cần lưu ý:

Thời điểm và cách uống: nên uống vào lúc đói (trước khi ăn một giờ, hoặc sau khi ăn) lúc này sắt được hấp thụ tốt hơn. Khi sử dụng thuốc bổ sung sắt không nên ăn thực phẩm chứa nhiều canxi, vì canxi sẽ làm ảnh hưởng tới sự hấp thu sắt.

Thừa sắt ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Thừa sắt cũng gây ra các hệ lụy xấu cho sức khỏe: mệt mỏi, căng thẳng, tiêu chảy, chóng mặt buồn nôn,... Thậm chí có thể xảy ra các vấn đề nghiêm trọng như tổn thương gan, gây ra các vấn đề về tim mạch, tiểu đường, viêm khớp, ung thư. Nồng độ sắt cao còn ức chế việc hấp thu các chất khác như canxi kém, magie,... dẫn tới thiếu hụt các chất này.
Axit folic rất cần thiết trong 3 tháng đầu thai kỳ. Còn sắt là nguyên tố vi lượng cần được bổ sung trong suốt thai kỳ. Nguồn bổ sung sắt tốt nhất là từ thực phẩm. Hi vọng bài viết sẽ giúp bạn, người thân trong gia đình bạn có kỳ mang thai hoàn hảo.
Xem thêm: Axit folic cho bà bầu và toàn bộ thông tin cần biết
 Nguồn: Sức khỏe đô thị

Thứ Tư, 23 tháng 10, 2019

Nước tác động đến cơ thể chúng ta như thế nào

Hơn 70% trọng lượng cơ thể là nước, bạn biết nước rất quan trọng nhưng thói quen bổ sung lại không có. 9 lý do uống nước sau sẽ khiến bạn thay đổi thói quen

#1. Giữ cho làn da mịn màng, săn chắc.

Nước không có khả năng làm sạch mụn trứng cá hay làm bay nám, nhưng nó có thể tạo nên sự khác biệt.
Da được cấu tạo bởi ba lớp: Lớp ngoài cùng là biểu bì, sau là hạ bị, cuối cùng là mô dưới da. Nếu lớp trên cùng biểu bì không đủ nước, da sẽ mất đi độ đàn hồi trở nên khô ráp.
Một số chuyên gia nói rằng sự hiện diện của nước trong cơ thể có thể hỗ trợ sản xuất collagen, protein. Đây là hai yếu tố chính tạo nên làn da mịn màng và săn chắc.
Uống nước giúp da mịn màng và săn chắc Uống nước giúp da mịn màng và săn chắc

#2. Nước giữ cho khớp khỏe mạnh

Một nghiên cứu năm 2012 công bố trên tạp chí Medical Gas Research cho thấy uống nước cải thiện tình trạng đau nhức của người viêm khớp nhẹ. Theo CDC, nước giúp các đệm khớp của bạn được bôi trơn, từ đó làm giảm cảm giác đau đớn.

#3. Nước giúp giảm cân

Uống nước liệu có giảm cân? Nước làm đầy bụng giảm mức độ đói của cơ thể. Chỉ có một lượng nhỏ năng lượng được nạp vào theo nước. Nếu uống nước trước khi ăn, dịch vị trong dạ dày loãng, từ đó hạn chế hấp thu năng lượng từ thức ăn. Đây là cách bạn có thể lựa chọn trong quá trình giảm cân.

#4. Nước giúp thúc đẩy quá tiêu hóa.

Nếu khó đi, nguyên nhân rất có thể là do thiếu nước. Trước khi lựa chọn thuốc nhuận tràng, tại sao bạn không thử uống nhiều nước hơn. Theo CDC, nước rất cần thiết cho nhu cầu đường ruột của bạn. Uống nước và kết hợp chế độ ăn uống đầy đủ với một lượng chất xơ tốt, tập thể dục thường xuyên rất tốt cho sức khỏe tiêu hóa.

#5. Nó giúp giảm đau đầu

Trong bài viết về mất nước, đau đầu rất có thể nguyên nhân là do mất nước. Các nhà nghiên cứu nói rằng không uống đủ nước có thể khiến lượng máu giảm. Theo tờ báo, New York Times điều này dẫn đến ít oxy và lưu lượng máu đến não. Các dây thần kinh trong não phản ứng bằng cách tạo ra các tín hiệu đau, nhắc bạn phải uống nước.
Do đó bạn nên uống thêm nước, điều này sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng đau đầu theo cách an toàn.
Tại sao bạn không thử uống nước để giảm cơn đau đầu Tại sao bạn không thử uống nước để giảm cơn đau đầu

#6. Nước có thể giúp ngăn hình thành ung thư

Có nhiều nguyên nhân gây ra những căn bệnh không thể kiểm soát, như tiền sử gia đình, giới tính, tuổi tác. Tuy nhiên một lối sống lành mạnh có thể hỗ trợ phòng ngừa một số bện ung thư.
Theo báo cáo một nghiên cứu năm 1999 trên tạp chí Y học New England. Uống nhiều nước có làm giảm nguy cơ ung thu bàng quang ở nam giới. Theo các nhà nghiên cứu: uống nhiều nước sẽ giúp loại bỏ các tác nhân gây ung thư trước khi chúng có cơ hội phát triển.

#7. Nước giúp bạn tỉnh táo và tập trung

Chắc hẳn bạn đã từng nghe thấy lời khuyên khi mệt mỏi: Đứng dậy và uống nước. Bạn cảm thấy thế nào khi làm điều này? Thoải mái hơn đúng không nào? Nghiên cứu năm 2012 được công bố trên Hiệp hội Tâm Lý học Anh đã phát hiện ra rằng những sinh viên mang nước vào kỳ thi đạt điểm cao hơn so với những người cùng lứa tuổi. Các nhà nghiên cứu tin rằng nước giúp chúng ta tỉnh táo và tập trung hơn. Lý do uống nước này làm bạn thuyết phục chứ?

#8. Nước giúp trái tim làm việc hiệu quả

Hoạt động chính của tim là lọc máu và bơm máu đi khắp cơ thể. Giữ cho cơ thể đủ nước là cách bạn đang giúp cho tim hoạt động tốt hơn.
Nước giúp bạn tràn đầy năng lượng Nước giúp bạn tràn đầy năng lượng

#9. Nước giúp bạn hạnh phúc và tràn đầy năng lượng

Bạn có biết vào ngày nắng nóng chúng ta thường cảm thấy mệt mỏi hơn không? Đó là do cơ thể mất nước. Khi cơ thể được cung cấp đủ nước dường như chúng ta trở nên hạnh phúc và tràn đầy năng lượng.
Hi vọng với 9 lý do uống nước trong chuyên mục sức khỏe chúng tôi đưa ra sẽ giúp bạn chủ động trong việc bổ sung đủ nước cho cơ thể.
Nguồn: Suckhoedothi