Sinh con ra được khỏe mạnh là mong muốn của tất cả các bậc làm cha làm mẹ. Muốn vậy, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu phải được tuân thủ đầy đủ.
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu được chia theo từng giai đoạn mang bầu
Trong từng giai đoạn phát triển của bé, bé sẽ cần từng nhóm dinh dưỡng khác nhau. Yêu cầu dinh dưỡng cho bà bầu dựa theo 2 tiêu chí. Một là đứa bé đẻ ra đủ cân, đủ tháng. Hai là người mẹ khỏe và có khả năng nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ.
Trong xuất thời gian mang thai, người mẹ cần đảm bảo tăng cân từ 10-12 kg. Để đạt được tiêu chí trên, người ta chia thời kỳ mang thai thành 3 giai đoạn: ba tháng đầu, ba tháng giữa và 3 tháng cuối.
Chế độ dinh dưỡng 3 tháng đầu.
Giai đoạn này, sự tăng cân là không đáng kể. Bổ sung thêm calo chưa thực sự cần thiết, lượng thức ăn của mẹ bầu có thể giống với trước khi mang thai. Nhưng cần chú ý bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết.
Đầu tiên là axit folic, folate. Cả hai đều là một dạng vitamin B quan trọng quang quá trình phát triển nhau thai, giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh ở bé. Lượng được khuyến nghị là 400 mcg. Tương đương với 20 ngọn măng tây, chứa khá nhiều trong các loại hạt ngũ cốc,…
Bổ sung chất béo hỗ trợ phát triển trí não và thần kinh cho bé. Với Omega 3, mẹ bầu cần 600mg mỗi ngày. Cá hồi, cá mòi, trứng và hạt lanh là nguồn bổ sung omega 3 khá tốt. Tuy nhiên cần tránh các thực phẩm thịt, cá sống, phô mai chưa tiệt trùng. Chúng không phải là thực phẩm an toàn.
Sắt cần thiết cho suốt cả thai kỳ. Nhưng thiếu sắt ở giai đoạn 3 tháng đầu rất có thể làm hệ miễn dịch của mẹ bị suy yếu, bé sinh thiếu tháng, thiếu cân. Do đó mẹ bầu cần chuẩn bị bổ sung sắt thêm cho cơ thể.
Ngoài ra người mẹ cũng cần được cung cấp đầu đủ vitamin và khoáng chất. Do vậy, khẩu phần ăn của mẹ bầu có thể không tăng nhưng nên ở mức đa dạng.
Chú ý trong giai đoạn này có thể mẹ bầu bị nghén, hãy cố gắng tìm ra loại mẹ bầu có thể ăn. Chú ý nên cho mẹ bầu ăn thành nhiều bữa nhỏ, tránh trường hợp mẹ bầu lại dị ứng luôn những loại thức ăn còn lại.
Dinh dưỡng cho mẹ bầu từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6
Đây là giai đoạn mang thai thoải mái nhất. Bé được an toàn trong bụng mẹ, triệu chứng ốm nghén cũng giảm dần ở giai đoạn này.
Giai đoạn này bé sẽ tăng sinh về cả kích cỡ, hoàn thiện về cơ quan. Do đó mẹ bầu cần tăng cả về lượng, và chất dinh dưỡng.
Cơ thể mẹ bầu cần bổ sung từ 300 đến 500 calo và nên được bổ sung thêm 25 gram protein mỗi ngày.
Trong giai đoạn này bé sẽ phát triển đặc biệt về xương, do đó bổ sung canxi và vitamin D cần thiết. Nếu không được cung cấp đủ, cơ thể mẹ bầu có thể bị thiếu canxi (canxi được phân bổ lại cho cơ thể bé). Mẹ bầu rất dễ bị chuột rút, có thắt,… Nếu không thể cung cấp đủ lượng cần thiết, nếu cần nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về các cách bổ sung khác.
Sắt. Cần thiết trong cả chu kỳ mang thai. Giai đoạn này mẹ bầu cần được cung cấp đủ 27 mg sắt mỗi ngày. Nếu dùng thuốc sắt, hãy chú ý việc bổ sung nước và thực phẩm giàu chất xơ. Nếu không, cơ thể rất dễ bị táo bón.
Vitamin và khoáng chất. Tất nhiên rồi, bà bầu tuyệt đối không được bỏ qua chúng trong tất cả các giai đoạn của thai kỳ. Nếu mẹ bầu là người thích ăn cơm (cơm được coi là chính), thì cần mẹ bầu cần đánh giá lại. Hãy cố gắng thay thế một phần cơm bằng trái cây, rau và ngũ cốc,… Việc này sẽ giúp cung cấp đa dạng đầy đủ vitamin cho cả mẹ và bé.
Mẹ bầu 3 tháng cuối
Giai đoạn này chủ yếu bé tăng sinh về kích cỡ. Đây cũng là lúc mẹ bầu tăng cân nhanh nhất. Trong giai đoạn này bạn vẫn cần cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết. Nếu bạn muốn kiểm soát cân nặng của mình bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ. Ngoài ra hãy nhớ uống nước đầy đủ duy trì lượng ối cần thiết.
Chú ý: Cân nặng mẹ bầu nên tăng từ 10 -12 kg, nhưng nếu trước đó béo phì thì chỉ cần tăng 6 kg, còn sinh đôi mẹ bầu cần tăng 16-20 kg. Và trong suốt thai kỳ cần lựa chọn những thực phẩm an toàn
Bài viết được chúng tôi tham khảo từ trang uy tín nhưng lời khuyên tốt nhất về dinh dưỡng vẫn là từ bác sĩ chuyên khoa. Cảm ơn bạn đọc đã đọc bài viết.
Nguồn: Suckhoedothi.com
0 nhận xét:
Đăng nhận xét