Daiichi Việt Nam tuyển dụng lái xe tải 2017

Daiichi thương hiệu điện tử, điện lạnh và điện gia dụng hàng đầu việt nam đang có nhu cầu tuyển dụng đội ngũ lái xe tải với nhiều chế độ hấp dẫn, môi trường làm việc thân thiện...

Máy lọc nước Daiichi thế hệ mới nhất

Với việc sử dụng công nghệ nano diệt khuẩn, máy lọc nước daiichi đã và đang được nhiều người sử dụng ưa chuộng.

Nồi nướng thủy tinh halogen Daiichi

Với việc sử dụng công nghệ nấu ăn hoàn toàn mới Nồi nướng daiichi đã và đang được nhiều người sử dụng ưa chuộng.

Tuyển dụng lái xe tải công ty TNHH Daiichi Việt Nam

Daiichi thương hiệu điện tử, điện lạnh và điện gia dụng hàng đầu việt nam đang có nhu cầu tuyển dụng đội ngũ lái xe tải với nhiều chế độ hấp dẫn, môi trường làm việc thân thiện...

Pages

Chủ Nhật, 4 tháng 10, 2020

Than hoạt tính lọc nước loại bỏ được những gì trong nước?

 Than hoạt tính lọc nước là thành phần có mặt trong mọi thiết bị lọc nước. Bạn nên nắm rõ cách than hoạt tính hoạt động cũng như các thành phần mà than hoạt tính có khả năng loại bỏ. Nhờ đó, bạn sẽ lựa chọn được thiết bị lọc nước phù hợp cho gia đình mình.


Từ lâu nay, than hoạt tính đã trở thành một khái niệm quen thuộc với tất cả mọi người. Dù vậy, rất nhiều người vẫn cảm thấy bối rối về tính năng, cách thức hoạt động và hạn chế của chúng. Các thiết bị lọc nước đều chứa một tầng lọc có chứa than hoạt tính. Vậy, tầng lọc chứa than hoạt tính có thể loại bỏ những gì?


Để hiểu rõ hơn về than hoạt tính lọc nước, bạn hãy đọc những thông tin dưới đây nhé!


1. Than hoạt tính là gì?


Than hoạt tính còn được biết đến với tên gọi carbon hoạt tính. Chúng là một dạng carbon với độ tinh khiết cao và diện tích bề mặt rất lớn. Bề mặt này chứa rất nhiều các lỗ với kích thước siêu nhỏ.


Than hoạt tính thường được sản xuất từ các vật liệu thô có chứa carbon như:

  • Than chất lượng cao
  • Vỏ dừa
  • Gỗ

Đến nay, con người vẫn đang tiếp tục nghiên cứu và phát triển các loại vật liệu thô khác để tạo ra than hoạt tính.


Than hoạt tính thường được sản xuất dưới dạng hạt, bột hoặc viên. Ngoài ra, còn một số dạng than hoạt tính khác tồn tại ít phổ biến hơn, như dạng vải và dạng rắn nguyên khối. Việc lựa chọn các dạng này để cho vào vật dụng phụ thuộc vào quy trình kỹ thuật và đối tượng cần được làm sạch của các thiết bị đó.


2. Than hoạt tính lọc nước hoạt động như thế nào?


Than hoạt tính lọc nước được cho vào các lõi lọc hay tầng lọc của thiết bị lọc nước. Thông thường, chúng tồn tại dưới dạng hạt hoặc dạng khối. Điều đặc biệt là lớp than này đã được xử lý để trở nên rất xốp và chứa vô vàn lỗ nhỏ. Diện tích bề mặt của 4 gam than hoạt tính lọc nước tương đương với bề rộng của cả một sân bóng đá (6400 m2). Nhờ diện tích bề mặt quá lớn, chúng có hiệu quả cao trong việc hấp phụ các chất gây ô nhiễm và các thành phần khác trong nước.


Khi nước chảy qua tầng lọc chứa than hoạt tính, các chất gây ô nhiễm trong nước dính vào carbon.  Điều này dẫn đến kết quả là nước sau khi đi qua tầng lọc này trở nên sạch hơn. Hiệu quả lọc sạch của than hoạt tính lọc nước phụ thuộc vào 4 yếu tố:


  • Lưu lượng nước đi qua bộ lọc
  • Nhiệt độ của nước đầu vào
  • Kích thước của các chất gây ô nhiễm trong nước. Điều này phụ thuộc vào chất lượng nguồn nước đầu vào.
  • Chất lượng của than hoạt tính. Hiện nay, than hoạt tính gáo dừa (được làm từ vỏ trái dừa) được coi là có khả năng lọc mạnh mẽ nhất.

Vì 2 lý do đầu tiên, để nước được lọc với hiệu quả cao, nước đi qua các bộ lọc nhỏ nên có áp suất và nhiệt độ thấp.


3. Than hoạt tính lọc nước có thể loại bỏ được thành phần gì trong nước?


Than hoạt tính lọc nước được tin là có thể loại bỏ lên tới hàng trăm thành phần có mặt trong nước, đặc biệt là khi xử lý nước giếng khoan. Theo các nghiên cứu chính thức từ Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) và Trung tâm Hợp tác về An toàn Thực phẩm và Nước uống của WHO (NSF), than hoạt tính có thể:


  • Loại bỏ hiệu quả 60-80 hóa chất trong nước
  • Giảm thiểu hiệu quả 30 hóa chất khác trong nước
  • Giảm thiểu vừa phải 20 hóa chất khác trong nước

Khả năng loại bỏ và giảm thiểu các thành phần hóa học trong nước phụ thuộc vào chất lượng và dạng than hoạt tính trong lõi lọc.


Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA), sử dụng than hoạt tính là kỹ thuật lọc duy nhất được đề xuất để loại bỏ:


  • Toàn bộ 32 chất gây ô nhiễm hữu cơ đã được xác định, bao gồm cả các sản phẩm phụ từ clo
  • Tất cả 14 loại thuốc trừ sâu đã được liệt kê
  • 12 loại thuốc diệt cỏ phổ biến nhất

>>> Còn nữa... Nguồn: sunny-eco.vn

>>> Xem thêm

- Chi tiết về các thành phần hóa học phổ biến bị loại bỏ bởi than hoạt tính lọc nước

- Than hoạt tính không loại bỏ được những thành phần gì trong nước


>>> Tại đây: Than hoạt tính lọc nước

Nguồn: sunny-eco.vn

Thứ Năm, 1 tháng 10, 2020

Cách bóc giấy dán tường cực dễ với 4 cách sau đây

 Khi muốn sơn sửa hay thay giấy dán tường cho nhà cũ. Công đoạn bóc giấy dán tường cũ thường mất rất nhiều thời gian. Đặc biệt nếu không biết cách bóc. Sau khi bóc xong sẽ để lại nhiều vết keo, giấy và tróc sơn tường. Vậy có những cách bóc giấy dán tường nào nhanh chóng và hiệu quả. Không làm tróc sơn cũng như để lại vết keo? Hãy tham khảo ngay những cách làm dưới đây nhé!

Trước khi thực hiệc các cách bóc gấy dán tường.
Ngắt các nguồn điện
Bạn nên ngắt các nguồn điện trước khi tiến hành bóc giấy dán tường. Để đảm bảo không có sơ xuất nào liên quan đến điện khi bạn thực hiện bóc giấy. Ngoài ra, bạn cũng nên gỡ những đồ vật treo trên tường dễ rơi vỡ, gây nguy hiểm. Và cất gọn gàng vào một góc.

Rút các phích cắm điện trước khi tiến hành bóc giấy dán tường
Xác định loại tường và loại giấy dán tường
Các loại tường
Tường có 2 loại, tường xây hoặc tường vách thạch cao. Nếu là tường xây bạn nên để ý hơn tới dụng cụ sử dụng để gỡ bỏ giấy, tránh làm tróc lớp sơn của tường. Còn nếu tường cũ là thạch cao thì lời khuyên của chúng tôi là các bạn nên thay tấm thạch cao khác. Vì khi dán giấy dán tường lên thạch cao sau khi bóc ra lớp vỏ bảo vệ của thạch cao sẽ bong và rách. Cho dù có bóc được giấy dán tường ra cũng rất khó để tận dụng được bức vách thạch cao đó. Ngoài ra nếu tường cũ của bạn là tường vôi cát thì việc bóc giấy cũng sẽ rất khó khăn và tốn nhiều công sức

Giấy dán tường cũ của nhà bạn là loại nào?
Có nhiều loại giấy dán tường khác nhau trong đó có một số loại đặc biệt thì có cách gỡ giấy dán tường đặc biệt riêng. Vì có nhiều loại giấy dán tường khác nhau nên bạn cần xác định xem loại giấy dán tường trước kia bạn sử dụng là loại nào để lựa chọn cách tháo giấy dán tường phù hợp nhất.

Cụ thể, nếu là loại strippable (là loại trong thành phần bao gồm nhựa hoặc nilon) thì có thể sử dụng nước hoặc một con dao để gỡ bỏ. Nếu là loại có thành phần không bao gồm nylon hoặc nhựa. Ta có thể dùng một số dụng cụ để rạch, làm rách lớp giấy. Sau đó mới cho nước lên để thấm dần vào lớp keo dính rồi mới có thể gỡ giấy ra.

Những cách bóc giấy dán tường nhanh chóng
Cách 1: Cách bóc thủ công
Sau khi xác định được loại giấy dán tường và loại tường. Đầu tiên, bạn cậy bong một góc giấy rồi dùng dao cạo giấy từ từ lột lớp giấy ra. Trong quá trình gỡ, bạn nên bóc nhẹ nhàng, từ từ để tránh làm hỏng bề mặt tường phía dưới. Khi gỡ, nếu thấy chỉ có lớp trên của giấy bị gỡ đi mà lớp giấy mỏng và keo vẫn còn thì bạn cứ tiếp tục lột phần lớp giấy trên trước. Sau đó thực hiện lột bỏ lớp keo còn lại sau.

Cách 2: Sử dụng nước và dao để cạo
Bạn dùng bình xịt hoặc con lăn sơn thấm nước để làm ẩm phần giấy dán tường (sử dụng nước ấm). Tuy nhiên không nên làm ướt cùng lúc một mảng tường lớn. Nếu như bạn không có khả năng cạo sạch hết diện tích đã làm ướt trong vòng 15 phút. Không nên để tường ướt quá lâu, đặc biệt là tường thạch cao vì sẽ gây hại đến chất lượng của tường.

Sau đó, nếu thấy bề mặt đã đủ ẩm thì dùng một con dao hoặc dụng cụ chuyên cạo giấy để cạo sạch. Trước khi cạo. bạn hay trải bạt ở phía dưới sàn để hứng các vụn giấy. Và tránh cho bụi không rơi vương vãi sàn nhà nhé.

Khi sử dụng nước để làm ẩm bạn không nên làm ượt một vùng quá lớn trên tường
Cách 3: Dùng máy hơi nước
Nếu diện tích giấy dán tường cần bóc lớn và khó. Bạn cũng có thể sử dụng phương pháp lột bỏ chuyên nghiệp hơn. Như sử dụng máy hơi nước. Bởi nếu không thực hiện đúng cách thì rất có thể sẽ gây hỏng tường.

Để tiến hành, bạn đổ nước vào máy hơi nước. Rồi giữ máy tại một vị trí cố định cho tới khi thấy giấy dán tường đã trở nên mềm đi. Sau đó, di chuyển máy tới vị trí khác và bắt đầu cạo vị trí vừa được làm mềm với dao rọc. Lưu ý, để an toàn, tránh bị bỏng, bạn cần đeo găng cao su và mặc áo sơ mi dài tay.

Bạn nên mặc đồ bảo hộ khi sử dụng máy hơi nước
Cách 4: Sử dụng hóa chất tẩy rửa
Với cách này, trước khi tiến hành công cuộc bóc giấy dán tường. Các bạn cần chuẩn bị những dụng cụ sau:

  • Vải sạch (có thể dùng vải cũ)
  • Nước nóng.
  • Nước xả vải.
  • Lô dùng khi dán giấy.
  • Dao hoặc bay để cậy mép giấy
  • Bình xịt nước (loại để tưới cây).
  • Nước rửa chén, bát.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết được nếu ở trên. Bạn thực hiện lần lượt các bước như sau:

  1. Tháo hết các vật gắn trên tường: Như công tắc, ổ cắm, cắt điện cấp vào phòng. Sau đó. dùng vải tẩm nước xoa lên bề mặt giấy dán tường.
  2. Dùng lô lăn khắp mặt tường có giấy: Bước này nhằm để châm những lỗ nhỏ lên mặt giấy. Cho dung dịch nước ngấm vào lớp keo bên dưới.
  3. Pha dung dịch: Pha nước xả vải với nước nóng theo tỷ lệ 1:1 (đậm đặc). Mỗi mẻ nên pha ít để giữ cho nước luôn nóng.
  4. Dùng bình xịt (loại tưới cây) phun dung dịch rã keo lên tường. Chú ý phun lên bề mặt diện tích vừa đủ. Để bạn có thể bóc trong 15 phút. Tránh phun toàn bộ diện tích quá lớn không kịp bóc keo sẽ khô lại. Đợi cho dung dịch ngấm vào lớp keo.
  5. Sử dụng thêm dao cậy góc mép giấy dán tường từ bên dưới. Sau đó, lột ngược lên trên. Hoặc có thể dùng bay để giúp bóc được nhanh gọn.
  6. Pha nước rửa chén, bát với nước thật nóng rồi dùng giẻ xốp (rẻ rửa bát) lau chùi nốt các phần keo còn sót lại.
Cách bóc giấy dán tường bằng hoá chất tẩy rửa sẽ tốn nhiều công sức hơn
Kết luận
Sử dụng giấy dán tường đang là một xu hướng thịnh hành khi sửa nhà thời gian gần đây. Tuy nhiên, gỡ giấy dán tường là một công việc tốn nhiều thời gian, công sức và dễ làm hỏng tường. Vì vậy, bạn nên thật cẩn thận khi bắt đầu các cách bóc giấy dán tường. Để không ảnh hưởng đến mặt thẩm mỹ cũng như chất lượng của tường nhé! nguồn: tusuanha24h.com

Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2020

Những cách xử lý rác thải nhựa bảo vệ môi trường

   Rác thải nhựa là những loại rác thải khó phân hủy, có thể tồn tại nhiều năm trong bất kỳ môi trường nào. Bao gồm các sản phẩm nhựa dùng 1 lần như: nắp nhựa, chai nhựa, ống hút nhựa, túi nhựa,… Nếu không thực hiện xử lý mà trực tiếp thải bỏ nó vào môi trường thì nó sẽ tích tụ dần, không thể phân hủy. Gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, hệ sinh thái. Thậm chí đe dọa đến sức khỏe con người.

Hậu quả của rác thải nhựa

Rác thải nhựa là những chất không được phân hủy, hoặc cần thời gian rất lâu để phân hủy trong môi trường tự nhiên. Nguyên nhân dẫn đến phát sinh chất thải nhựa chính vì tiện lợi, dễ sử dụng, giá thành rẻ. Đặc biệt là thói quen của con người vứt rác bừa bãi. Bên cạnh đó, đô thị hóa và gia tăng dân số làm chất thải nhựa ngày càng gia tăng.

Rác thải nhựa đã và đang để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường cũng như sức khỏe của con người trên khắp hành tinh. Theo các chuyên gia, phải mất hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm, các chất thải từ nhựa và nilon mới bị phân hủy.

Tác động đến môi trường

Đồ nhựa luôn hiện diện ở mọi nơi xung quanh chúng ta. Từ những vẫn những vật dụng bé nhỏ hằng ngày như giấy gói kẹo, hũ sữa chua, ống hút, túi nilon, hộp đựng thức ăn,… Tuy đây đều là những phát minh phục vụ nhu cầu cuộc sống hàng ngày của con người. Đồng thời hỗ trợ gia tăng buôn bán và sản xuất. Thế nhưng, sau tất cả các hoạt động này để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Các loại chất thải xả ra môi trường đang ảnh hưởng rất tiêu cực đến môi trường.

Chất thải nhựa kể cả được thu gom đưa đi chôn lấp lẫn vào đất vẫn tồn tại hàng trăm năm. Làm thay đổi tính chất vật lý của đất. Gây ô nhiễm đất, xói mòn đất, làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng, ngăn cản oxy đi qua đất. Ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng.

Đặc biệt, chất thải nhựa khi thải ra môi trường mà không xử lý đúng cách cũng sản xuất ra rất nhiều khí độc hại. Ví dụ như khi đốt nhựa không đúng quy chuẩn sẽ gây ô nhiễm môi trường không khí. Tạo ra hiệu ứng nhà kính. Làm ảnh hưởng một cách tiêu cực đời sống của con người và sinh vật sống trên trái đất.

Ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Loại rác thải để lại hậu quả lâu dài nhất đối với sức khoẻ con người chính là nhựa. Nhựa có lẫn vào nước tạo thành các hạt vi nhựa làm ô nhiễm nguồn nước. Theo đó, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của con người. Khi con người sử dụng để sinh hoạt cũng như ăn uống. Cụ thể hơn, bởi vì chúng có kích thức nhỏ nên có thể đi qua hàng rào nhau thai cũng như máu não. Đi vào đường tiêu hóa và phổi, những vị trí tiềm ẩn nguy cơ bị tổn thương. Đồng thời, các hạt nhựa có khả năng hấp phụ các vi sinh vật hay chất ô nhiễm độc hại. Khi vào cơ thể, chúng có thể gây stress oxy hóa các tế bào, dẫn đến kích hoạt nhiễm trùng, suy giảm hệ miễn dịch, rối loạn quá trình nội tiết.

Ngoài ra, nhiều loại túi nilon được làm từ dầu mỏ nguyên chất. Khi chôn lấp sẽ ảnh hưởng tới môi trường đất và nước. Thậm chí khi đốt chúng sẽ tạo ra khí thải có chất độc dioxin và furan gây ngộ độc. Ảnh hưởng tuyến nội tiết, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch,… Bên cạnh đó, việc dùng túi nilon đựng đồ ăn nóng sẽ sinh ra nhiều chất độc hại cho cơ thể.

Theo đó, để loại bỏ các hạt vi nhựa có trong nước bạn có thể sử dụng các hệ thống lọc nước giếng khoan, nước ngầm. Bởi nó giúp nguồn nước bạn sử dụng hàng ngày được an toàn. Thêm vào đó, các bộ xử lý nước như máy lọc nước cũng là một phương pháp được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Bởi nó có thể đảm bảo sức khoẻ cho bạn cũng như những người thân xung quanh.

Rác thải nhựa đang phá hủy môi trường sống

Rác thải nhựa đang phá hủy môi trường sống

Xử lý rác thải nhựa như thế nào?

Nâng cao nhận thức người dân

Trước khi xử lý thì chủ nguồn thải cần biết cách hạn chế tối đa việc sử dụng đồ nhựa. Đồng thời nghiêm túc thực hiện thu gom, phân loại chất thải nhựa, tuyệt đối không thải bỏ chất thải nhựa ra ngoài môi trường.

Nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa. Cần có sự chung tay, góp sức của toàn hệ thống chính trị và toàn xã hội. Do đó, các công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại của rác thải nhựa. Nêu lên những biện pháp tiết kiệm, xử lý rác thải nhựa nên được đẩy mạnh.

Phân loại rác tại nguồn

Phân loại rác tại nguồn góp phần tiết kiệm được tài nguyên; mang lại lợi ích cho chính chủ nguồn thải từ việc tận dụng  phế liệu tái chế và phân nhân tạo.

Phân loại rác tại nguồn góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng. Về bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên và môi trường. Phân loại rác tại nguồn góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Góp phần giảm thiểu tổng lượng rác thải trong cộng đồng thải ra môi trường. Nhằm giảm tải cho môi trường, tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý.

Theo đó, để phân loại rác thải tại nguồn hiệu quả cần phải phân biệt các loại rác cho đúng:

  • Rác hữu cơ: Thường là các loại rác dễ bị thối rữa trong điều kiện tự nhiên sinh ra mùi hôi thối. Như: các loại thức ăn thừa, hư hỏng (rau, cá chết…), vỏ trái cây…
  • Rác vô cơ: được chia làm 2 loại đó là rác tái chế và không tái chế. Rác tái chế là các loại rác có thể sử dụng lại nhiều lần trực tiếp hoặc chế biến lại. Như: giấy, bìa các tông, kim loại (khung sắt, máy tàu hỏng, nhôm…). Hay các loại nhựa (vỏ chai, đồ nhựa gia dụng),… Còn lại các loại rác không tái chế là phần thải bỏ.
  • Chất thải nguy hại: Chất thải nguy hại là chất thải có các đặc tính gây nguy hại trực tiếp. Dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, lây nhiễm. Như  acquy, pin hỏng, đèn huỳnh quang,…
Phân loại rác đúng cách theo 3 loại

Phân loại rác đúng cách theo 3 loại

Tái chế rác thải nhựa

Đây là phương pháp phổ biến và được ưu tiên nhiều nhất. Bằng cách này chúng ta có thể tận dụng chất thải nhựa để tạo ra những sản phẩm mới có ích.

Tái chế rác thải nhựa có nhiều ưu điểm, làm sạch môi trường, tái sử dụng tài nguyên. Đồng thời tạo việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, hiện nay việc tái chế rác thải nhựa trên địa bàn tỉnh chỉ dừng lại ở việc sơ chế đơn giản. Đặc biệt, ở Việt Nam, công tác tái chế thường rất khó khăn. Phần lớn là do rác thải Việt Nam hiện chưa được phân loại từ nguồn.

Thiêu đốt

Đây là quá trình dùng nhiệt độ cao (1.000-1.100C) để phân hủy rác. Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là làm giảm đáng kể thể tích chất thải phải chôn lấp (xỉ, tro). Tuy nhiên, chi phí đầu tư, vận hành nhà máy đốt rác khá cao. Chỉ phù hợp với các nước tiên tiến, phát triển.

Đốt chất thải nhực cũng có thể tạo ra năng lượng phục vụ các ngành công nghiệp khác. Như đốt rác để phát điện, biến rác thành những nhiên liệu có ích,… Tuy nhiên, quá trình sẽ phải được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo nó không phát sinh những vấn đề gây hại đến môi trường.

Hiện nay, một số tỉnh thành ở Việt Nam đã áp dụng phương pháp đốt nhưng chủ yếu là để xử lý rác thải nguy hại. Đồng thời, tăng cường đầu tư, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới, hiện đại. Trong xử lý, tái chế rác thải nhựa và phát triển các sản phẩm, vật liệu thay thế.

Rác thải nên được đốt trong lò để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường

Rác thải nên được đốt trong lò để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường

Hiện thế giới đang phải đối mặt với khoảng hơn 9,1 tỷ tấn rác thải nhựa tích tụ trên Trái đất. Chất thải nhựa kể cả được thu gom đưa đi chôn lấp lẫn vào đất vẫn tồn tại hàng trăm năm. Mà mỗi ngày lượng rác thải ngày một tăng lên. Ảnh hưởng lớn đến môi trường, hệ sinh thái cũng như đời sống sức khỏe của con người. nguồn: aqualife.vn

>> Xem thêm:

DIY là gì? Những lợi ích tuyệt vời từ phong trào DIY

 Cuộc sống hiện đại và phát triển từng ngày. Đó là lý do tại sao khi mọi người cần hoặc muốn bất cứ thứ gì, chỉ cần tiền có thể mua nó. Do đó, có những thứ đơn giản nhưng nhiều người vẫn không biết cách tạo ra chúng. Nếu bạn chưa biết thì đây chính là xu hướng DIY – một xu hướng không mới nhưng luôn tạo ra vô vàn những bất ngờ trong cuộc sống. Thậm chí, chúng ta đã từng sử dụng nó mà chình mình lại không biết. Vậy thực chất DIY là gì? Xu hướng này mang lại những lợi ích gì? 


DIY là gì?

Khái niệm DIY là gì?

DIY là một từ viết tắt của một thuật ngữ trong tiếng Anh. Nó có nghĩa là Do It Yourself. Khi được dịch sang tiếng Việt thuật ngữ này có thể hiểu là “tự tay làm lấy”, hoặc cũng có thể là “tự thân vận động”. Câu nói này ý chỉ tự mình làm những sản phẩm trong cuộc sống mà không phụ thuộc bất kỳ sự hỗ trợ từ bên trong cho đến bên ngoài nào. Thuật ngữ này chính là một trong những trào lưu được đông đảo người hưởng ứng trên toàn thế giới.

DIY chính là việc bạn tự mình sáng tạo ra các món đồ mà không cần nghe lời khuyên từ chuyên gia hay bỏ tiền mua. Các sản phẩm được làm ra do DIY có thể là đồ dùng sinh hoạt, đồ trang trí, hay chất tẩy rửa,…

DIY là từ viết tắt của Do It Yourself
DIY là từ viết tắt của Do It Yourself

Nguồn gốc của DIY

Thuật ngữ DIY đã được xuất hiện từ những năm 1912. Thế nhưng hầu hết chỉ được sử dụng trong lĩnh vực cải thiện và bảo trì nhà cửa. Cho đến năm 1950, thuật ngữ này mới được sử dụng phổ biến. Từ DIY được sử dụng liên quan đến sự xuất hiện của một xu hướng người tiến hành cải thiện nhà và các dự án xây dựng và thủ công nhỏ khác. Họ xem đó như một hoạt động giải trí sáng tạo và tiết kiệm.

Trong những năm trở lại đây, từ DIY được sử dụng càng nhiều. Nó mang ý nghĩa rộng hơn, bao gồm một loạt các kỹ năng khác nhau. Phong trào DIY là giới thiệu lại mô hình tham gia của các cá nhân. Như vận dụng kỹ năng để sửa sang lại căn nhà, tự đóng bàn ghế, chăm sóc khu vườn,… Hay bất cứ các đồ vật gì trong nhà như đồ điện, quần áo,… họ đều tự tay làm. Ngày nay, ngoài nhu cầu làm DIY cho sinh hoạt cá nhân thì nhiều người còn làm DIY với mục đích thương mại hay từ thiện,…

Đặc điểm nổi bật của xu hướng DIY là gì?

Theo đó, DIY đã hình thành nên một nét văn hóa tự tạo ra đồ dùng chứ không cần bỏ tiền đi mua. Hay thói quen sống xanh với các sản phẩm hữu cơ sạch và an toàn tuyệt đối cho con người và môi trường. Bên cạnh đó lối sống này cũng là cách hiệu quả trong việc sử dụng vật liệu tái chế và bảo vệ môi trường. Đây cũng là nơi để đầu óc sáng tạo và bàn tay khéo léo của con người được thỏa mãn phát huy.

Để cụ thể hơn, như khi sửa chữa một đồ vật bị hư hại nào đó thì thay vì gọi thợ để sửa chữa. Chúng ta có thể tự mua đồ và tiến hành sửa chữa tại nhà. Ngoài ra, chúng ta có thể sáng chế ra những món đồ độc đáo và tận dụng những món đồ cũ bỏ đi. Biến chúng thành những vật dụng hữu ích.

Xu hướng DIY có thể vận dụng và tái chế mọi thứ
Xu hướng DIY có thể vận dụng và tái chế mọi thứ

Sự khác nhau giữa handmade và DIY là gì?

DIY và handmade đều là hình thức tự bản thân mình làm ra mà không cần vào sự hỗ trợ của người khác. Tuy nhiên, giữa DIY chính là tự mình làm, bạn có thể tự làm bằng tay hoặc sử dụng máy móc để tạo nên sản phẩm. Còn handmade là việc tự làm nên một sản phẩm chỉ sử dụng bằng tay. Các sản phẩm DIY thường được làm ra để sử dụng phục vụ cho bản thân và gia đình, còn đồ handmade có thể mang đi bán để mọi người có thể cùng dùng. DIY có thể làm được những món đồ công nghệ, các sản phẩm kích thước lớn còn handmade thường là những món đồ dễ làm, nhỏ xinh được tạo nên đơn giản.

Xu hướng DIY là gì?

Có một sự thật đang xảy ra, khi mọi thứ đang đi theo hướng phát triển, thì mọi người đang hướng về quá khứ đơn giản nhưng chất lượng. DIY là một trong những điều đơn giản nhưng táo bạo. Ngày nay, mọi người đang theo xu hướng DIY rất nhiều. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia theo xu hướng này một cách nhiệt tình. Có rất nhiều trang web bán các mặt hàng DIY hoặc chia sẻ ý tưởng tạo ra một mặt hàng DIY độc đáo.

Xu hướng D.I.Y ngày cảng trở nên phổ biến và được ưa chuộng bởi nó giúp chúng ta “khoe” sự độc đáo, cá tính với các sản phẩm mà chúng ta tạo ra. Ngoài ra, với sự phát triển của mạng xã hội thì chúng ta có thể đăng sản phẩm đó lên các trang mạng xã hội để khoe, giao lưu với bạn bè và thậm chí là bán chúng để kiếm thêm thu nhập.

Những sản phẩm D.I.Y khá đa dạng và phong phú, từ những món vật dụng cá nhân như hộp đựng, chậu cây… cho đến các món đồ như nội thất, vật dụng cá nhân đa tính năng.

Nếu bạn là một người yêu thích D.I.Y thì chúng ta có thể học hỏi qua những video được chia sẻ qua Youtube, Facebook. Bằng việc sáng tạo và chia sẻ những video về D.I.Y lên các trang chia sẻ trực tuyến thì chúng ta có thể kiếm tiền từ nó hoặc biến chúng ta trở nên nổi tiếng và trở thành những ngôi sao trên mạng xã hội.

Mọi sự sáng tạo và cá tính của bạn đều thể hiện trong các sản phẩm
Mọi sự sáng tạo và cá tính của bạn đều thể hiện trong các sản phẩm

Lợi ích của DIY là gì?

Đánh thức tinh thần sáng tạo

Đầu tiên DIY giúp bạn tạo ra các sản phẩm với mức chi phí cực kỳ thấp đôi khi là hoàn toàn miễn phí. Bạn chỉ cần tận dụng các món đồ cũ trong nhà. Sáng tạo xem chúng có thể tạo ra gì sau đó bắt tay vào thực hiện. DIY không chỉ khiến nhà của của bạn sạch sẽ gọn gàng hơn. Mà nó còn giúp bạn biết quý trọng đồ vật hơn.

Ngoài ra, DIY giúp bạn tự do nghĩ ra ý tưởng thiết kế từ đó bạn sẽ có cơ hội biết điểm mạnh của mình nằm ở đâu. Đồng thời, có thể giúp bạn học hỏi, mở rộng kiến ​​thức của mình.

Sức khoẻ

Lý do chính khiến DIY trở nên phổ biến trở lại là do thị trường có quá nhiều sản phẩm kém chất lượng. Thậm chí là độc hại cho cơ thể, đang lan tràn trên thị trường. Điều này có thể làm bạn không thể chọn loại nào an toàn cho chính bạn và gia đình của bạn. Do đó, bạn có thể nghĩ đến việc tạo ra một sản phẩm do chính đôi tay của mình. Và thế là phong trào DIY đã ra đời.

Sản phẩm bạn DIY đảm bảo chất lượng hơn những gì bạn mua bên ngoài. Chính vì thế, bạn có thể hoàn toàn an tâm với các sản phẩm do chính tay mình làm ra. Không hóa chất không chất bảo quản và không tốn chi phí. An toàn với bạn và các thành viên thân yêu khác trong gia đình. An toàn luôn với không gian sống cũng như môi trường thiên nhiên.

Những cục xà bông tự làm sẽ giúp bạn bảo vệ làn da của chính mình
Những cục xà bông tự làm sẽ giúp bạn bảo vệ làn da của chính mình

Sự nhẹ nhàng, thoải mái

Một lý do nữa chính là sự thoải mái khi não bộ của bạn được kích thích bởi các ý tưởng không tưởng. Đôi khi DIY giống như một loại thuốc bổ, khiến bạn cảm thấy thoải mái. Bạn hoàn toàn làm chủ sản phẩm mà mình muốn tạo ra. Không phải khó chịu khi đồ dùng không theo ý mình hay gò bó mình trong những thứ có sẵn.

Tiết kiệm tiền

Đầu tiên phải kể đến việc rèn luyện sự khéo tay và tính kiên nhẫn trong quá trình làm đồ DIY. Mỗi sản phẩm DIY yêu cầu bạn phải tự tay làm và hoàn thành. Có thể là sửa chữa những vật dụng hàng ngày. Hay tự tạo ra những đồ dùng cho gia đình từ các nguyên liệu có sẵn,… Chúng đều yêu cầu bạn có kiến thức cơ bản về vật dụng đó, sự khéo tay trong quá trình sửa chữa, lắp ráp. Đồng thời là sự kiên nhẫn, tỉ mỉ trong quá trình sửa chữa. Bạn có thể mất hàng giờ, thậm chí là hàng tuần để làm ra một sản phẩm DIY. Nhưng chắc chắn bạn sẽ vô cùng tự hào khi hoàn thành tác phẩm DIY của chính mình.

Đồng thời DIY cũng giúp bạn tiết kiệm một số tiền không nhỏ vào việc sắm đồ đạc hay sản phẩm mới cho tổ ấm. Thậm chí, các sản phẩm DIY cũng có thể trở thành nguồn hàng để kiếm thêm thu nhập. Có rất nhiều cá nhân, tổ chức đã đi theo và phát triển xu hướng này.

Rèn luyện kĩ năng

Đầu tiên phải kể đến việc rèn luyện sự khéo tay và tính kiên nhẫn trong quá trình làm đồ DIY. Mỗi sản phẩm DIY yêu cầu bạn phải tự tay làm và hoàn thành. Có thể chỉ là sửa chữa những vật dụng hàng ngày. Hay tự tạo ra những đồ dùng cho gia đình từ các nguyên liệu có sẵn,… Chúng đều yêu cầu bạn có kiến thức cơ bản về vật dụng đó. Bởi sự khéo tay trong quá trình sửa chữa, lắp ráp và sự kiên nhẫn, tỉ mỉ trong quá trình sửa chữa. Bạn có thể mất hàng giờ, thậm chí là hàng tuần để làm ra một sản phẩm DIY. Thế nhưng chắc chắn bạn sẽ vô cùng tự hào khi hoàn thành tác phẩm DIY của chính mình.

Ngoài ra, nó còn mang đến thời gian thoải mái và thư giãn, giải tỏa căng thẳng cho chính bạn. Bạn sẽ rèn luyện những đức tính như sự kiên trì, bền bỉ. Không bi quan khi đối mặt với những khó khăn và trở ngại phía trước. Bạn sẽ tự cảm nhận được giá trị thực tế từng những nỗ lực mà bạn đã làm ra.

>> Xem thêm:

Thậm chí bạn cũng có thể tự tay sơn sửa lại ngôi nhà của mình
Thậm chí bạn cũng có thể tự tay sơn sửa lại ngôi nhà của mình

Một số ý tưởng DIY

Bạn có thể sáng tạo mọi thứ theo xu hướng DIY như bàn, ghế, kệ sách,… Dưới đây chỉ là một số gợi ý nhỏ để có thể làm những sản phẩm DIY:

Làm chất tẩy rửa

Các chất tẩy rửa hoá học có chứa rất nhiều chất gây hại đến sức khỏe cũng như da tay. Tạo ra các sản phẩm có khả năng tẩy rửa nêu những sản phẩm bên ngoài thực sự là một lựa chọn rất tốt. Bạn có thể hoàn toàn thực hiện tại nhà bằng phương pháp diy. Công thức làm thật đơn giản: dùng chanh, dấm và muối hạt. Nấu sôi hỗn hợp này lên và xay nhuyễn là bạn đã có thể sử dụng được ngay.

Khu vườn nhỏ

Tận dụng các loại thủy tinh không dùng đến. Hãy đổ đầy vào lọ các viên đá cuội, đất, rêu để làm nền cho khu vườn nhỏ của mình. Kể cả những chậu cây đã vỡ bạn cũng có thể sáng tạo nhiều hơn để sử dụng chúng. Thậm chí, những sản phẩm như thế này lại là điểm nhấn độc đáo cho khu vườn của bạn đấy.

Đèn trang trí

Tận dụng những chiếc lọ bỏ đi, dùng dây quấn vài vòng xung quanh chiếc lọ rồi sau đó sơn lên. Khi lớp sơn bên ngoài đạo khô, bạn hãy tháo sợi dây ra và thắp nến bên trong. Những ánh sáng hắt ra từ khe hở sẽ cho bạn hình ảnh một chiếc đèn tuyệt đẹp.

Hay bạn cũng có thể sử dụng các cành cây làm chùm đèn. Các sản phẩm từ gỗ tự nhiên thường đem lại cảm giác mộc mạc, gần gũi. Nó cũng giúp tâm tình con người nhẹ nhàng hơn.

Có rất nhiều cách DIY sáng tạo và độc đáo
Có rất nhiều cách DIY sáng tạo và độc đáo

Trong cuộc sống, không có gì là chúng ta không làm được mà người khác lại có thể làm điều đó. Chính vì vậy bạn hoàn toàn có thể DIY. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm để tự làm một sản phẩm gì đó. Bạn có thể tham khảo các bài viết hay các video hướng dẫn cách làm trên mạng. Thời đại công nghệ nên chúng ta hãy tận dụng một cách khoa học để cuộc sống ý nghĩa hơn. nguồn: Tusuanha24h.com

> Có thể bạn chưa biết: