Nuôi dạy con kiểu độc đoán (Authoritarian) là khi cha mẹ có xu hướng nghiêm khắc, khuôn phép và luôn kiểm soát hành vi của con cái. Cha mẹ độc tài có xu hướng xây dụng các quy tắc nghiêm ngặt và muốn trẻ tuyệt đối tuân theo.
Vậy phương pháp dạy con kiểu độc đoán sẽ tác động ra sao đến sự phát triển của trẻ nhé!
Điểm cộng của phương pháp
Đứa trẻ biết nghe lời
Những đứa trẻ được nuôi dạy theo phương pháp độc đoán, dường như vâng lời hơn
Ngay từ lúc nhỏ, trẻ được được bị yêu cầu và làm theo điều cha mẹ muốn. Chúng có thể bị phạt khi không tuân theo, điều này mặc nhiên sẽ hình thành tính cách trong trẻ. Chúng là những đứa trẻ nghe lời giáo viên, và người lớn khác. Thường không đưa ra sự phàn làn nào đối với cấp trên. Những đứa trẻ sẽ tập trung hoàn thành các nhiệm vụ được giao,và ít khi thắc mắc. Chúng thực sự là những đứa trẻ biết vâng lời mà người lớn mong muốn.
Trẻ chủ động suy xét trong các hành động của mình
Phương pháp này đứa trẻ nhận thức rạch ròi giữa đúng và sai. (khi cha mẹ phân tích đúng sai đúng). Hình phạt khi làm sai sẽ, giúp trẻ nhận thức muốn trở thành người làm đúng. Do đó những đứa trẻ thường có bước đi chắc chắn cho hành động. Thường khi lớn lên, chúng ít có những quyết định mang tính bốc đồng.
Trẻ là người có mục tiêu
Lớn lên với những kỳ vọng và quy tắc cứng nhắc, nên trẻ có khả năng tự đặt ra mục tiêu cho mình. Đứa trẻ luôn có sự kiên trì và hết mình trong công việc. Bởi chúng luôn tin rằng một khi hoàn thành nhiệm vụ A, tiếp tục đến nhiệm vụ B, chúng sẽ có được những phần thường như mong đợi.
Xu hướng tìm kiếm sự an toàn - ưu tiên hàng đầu
Quy tắc và hình phạt làm đứa trẻ, luôn ý thức hạn chế những hành động sai. Tìm kiếm an toàn luôn là ưu tiên hàng đầu. Điều này sẽ tránh được những vấp ngã không đáng có trong cuộc sống của trẻ.
Trẻ sống có trách nhiệm ngay từ khi còn nhỏ.
Trẻ sống có trách nhiệm ngay từ khi còn nhỏ.
Chúng là những đứa trẻ có khuôn khổ, phép tắc. Tùy theo quy tắc của phụ huynh đang chuẩn ở mức nào. Đứa trẻ sẽ tự xây dựng cho mình quy tắc đúng sai từ khuôn khổ của bố mẹ chúng đề ra. Thường những đứa trẻ không gây rắc rối.
Bước đệm giúp trẻ phát triển hơn.
Các phương pháp nuôi dạy con cái khác, để trẻ tự giải quyết vấn đề. Khi đó trẻ thường không chắc chắn về cách thực hiện (giải quyết vấn đề). Thông thường phải mất một thời gian dài đúc kết trẻ mới biết cách giải quyết đúng vấn đề. Ngược lại với phương pháp này, trẻ được cung cấp một loạt các hướng dẫn để làm theo. Kèm với đó là hướng dẫn cụ thể. Do đó chúng là những đứa trẻ hành động "
đúng" sớm nhất.
Điểm trừ của phương pháp
Trẻ có thể trở nên nổi loạn trong ngôi nhà độc đoán
Nỗi sợ hai hãi thường trực là những gì diễn ra đối với đứa trẻ được nuôi theo phương pháp độc đoán. Bên cạnh việc luôn cố gắng làm theo những kỳ vọng của ba mẹ, chúng thường đặt ra nghi hoặc liệu bố mẹ có thay ý định hay không. Những quy tắc, không phải trẻ lúc nào cũng hiểu được tại sao có quy tắc đó. Nhất là khi không được giải thích. Từ đó sinh ra tâm lý chống đối. Chúng có thể nổi loạn, tức giận với cuộc sống hoàn cảnh. Và ngày càng xa dời cha mẹ.
Khi các quy tắc quy chuẩn không được giải thích, tâm lý chống đối hình thành trong trẻ
Nhìn nhận bản thân dựa trên quan niệm của người khác
Trẻ phải hoàn thành theo yêu cầu của phụ huynh. Phụ huynh đánh giá sai đúng và trách phạt. Khi cha mẹ không hề giải thích về hành động của trẻ, mà đưa ra kết luận đúng sai luôn. Điều này sẽ khiến trẻ không tự đánh giá được hành động của bản thân. Họ đánh giá bản thân qua sự đánh giá của người khác. Trong tâm chí luôn là tuân theo và im lặng, làm mất đi khả năng độc lập của trẻ.
Trẻ đánh giá bản thân qua sự đánh giá của người khác
Trẻ thiếu tính sáng tạo
Ngay từ khi còn nhỏ, phải tuân theo quy chuẩn của cha mẹ. Nên chúng khó có thể vượt qua các quy tắc, tuân theo chỉ dẫn. Những đứa trẻ lớn lên với phương pháp này thường ít có khả năng vượt qua suy nghĩ thông thường (quy chuẩn của bố mẹ chúng). Trẻ em buộc phải dựa vào các quy tắc để đưa ra lựa chọn, những tình huống không chắc chắn không có câu trả lời rõ ràng tạo ra sự do dự của trẻ, điều này có thể cản trở việc học của khi so với trẻ từ các kiểu nuôi dạy con khác. Ít khi có suy nghĩ vượt ra ngoài khuôn khổ, thiếu tính sáng tạo.
Trẻ nổi loạn
Trẻ sống trong môi trường "gò bó", rất dễ khao khát môi trường tự do. Sự "tự do" của bạn bè cùng trang lứa sẽ là tiền đề nổi loạn bất cứ khi nào. Một khi nó xảy ra, tùy vào mức độ sẽ có diễn biến khó lường. Và phần lớn chúng sẽ xa cách với thành viên gia đình (người nuôi dạy theo phương pháp độc đoán).
Chúng trở nên độc đoán
Phương pháp dạy con kiểu độc đoán ngăn cản sự sáng tạo đổi mới và phát triển mối quan hệ trong gia đình. Nếu các quy tắc của cha mẹ không chuẩn rất có thể, là tiền đề cho sự độc đoán sai lầm sau này. Giả dụ như, một khi chúng thấy mình là người ở trên, chúng sẽ cho bản thân cái quyền đưa ra tiêu chuẩn và áp đặt người khác thực hiện.
Một khi chúng thấy mình là người ở trên, chúng sẽ cho bản thân cái quyền đưa ra tiêu chuẩn và áp đặt người khác thực hiện.
Trẻ mang khuynh hướng bạo lực.
Khi đối mặt với những người không sống theo quy tắc chúng thường bị áp dụng, chúng thường đưa ra kết luận điều đó là sai trái. Và từ đó tự cho mình cái quyền trừng phạt đối với ai làm ngược lại. Hành vi bạo lực được hình thành.
Đối mặt với áp lực lớn từ gia đình
Đối với
phương pháp dạy con kiểu độc đoán, cha mẹ có phần thưởng khi con làm đúng. Đồng thời không có bất kỳ sự khoan dung đối với hành vi sai trái. Chính điều này khiến cho chúng có cảm giác bị cô lập, cô đơn trong chính gia đình. Hậu quả suy nghĩ tiêu cực có thể dẫn đến hành động sai trái của chúng.
Chúng có cảm giác bị cô lập, cô đơn trong chính gia đình
Sai lầm nối tiếp sai lầm
Phần lớn cách nuôi dạy con theo phương pháp này đến từ chính những người được nuôi dạy theo hướng đó. Họ đã áp dụng vào việc nuôi dạy con cái. Nhưng nếu ngay từ đầu những quy chuẩn không được xem xét kỹ, nó sẽ là một sai lầm. Hoặc ở thời điểm quy chuẩn cha mẹ (ông bà) đưa ra là đúng, nhưng hiện tại thì không. Cha mẹ chính là người đang hướng bước đi sai cho trẻ. Sai lầm nối tiếp sai lầm.
Quá trình mang thai và
nuôi con năm đầu rất vất vả, và để con nên người thì cần có một cách nuôi dạy
phù hợp. Thực tế không có cách nuôi dạy đúng sai chỉ có cách nuôi dạy phù hợp. Nhưng phù hợp với đứa trẻ này chưa chắc đã tốt để dạy đứa trẻ khác. Cha mẹ nên cân nhắc cách nuôi dạy với từng đứa trẻ.
Suy cho cùng, một đứa trẻ dù được nuôi dạy bằng phương pháp nào, thì hãy luôn nhớ để cho con hiểu tình yêu thương của ba mẹ. Khi đó đứa trẻ chấp nhận mọi thứ ở ba mẹ, và sẽ tự có khả năng điều chính lối sống phù hợp.